Trên ngọn đồi thấp thuộc phường Hiệp Thành, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương có một khu lăng mộ cổ quy mô lớn, được gọi là mộ ông Lân…
Khu lăng mộ nằm trên phần đất thuộc quyền quản lý của dòng họ Trần – dòng họ có truyền thống lâu đời ở Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Do các tư liệu lịch sử không còn, ngày nay không ai biết “ông Lân” là ai, khu mộ hình thành khi nào. Những gì còn lại cho thấy khu mộ là một quần thể kiến trúc kiểu phong kiến được xây dựng công phu.
Mặt chính diện cổng tam quan của lăng mộ họ Trần ở Bình Dương.
Cổng tam quan được trang trí bằng ngói gốm men xanh.
Tượng nghê đá trước tam quan.
Các ngôi mộ cổ ở trong khu lăng mộ gồm 3 ngôi mộ cổ cùng một số mộ nhỏ hơn mới được xây cất.
Sau khu mộ là khu nhà thờ họ Trần đất Bình Dương, với hai cây đại cổ thụ ở hai bên.
Mặt chính diện của nhà thờ.
Mặt bên của nhà thờ.
Gian thờ nằm sau một giếng trời.
Bàn thờ chính.
Họa tiết trang trí trên các bệ thờ.
Có 4 bàn thờ nhỏ nằm bên 2 cổng phụ của nhà thờ họ Trần đất Bình Dương.
Những viên gạch cổ được khắc chữ Hán.
Các họa tiết trang trí trên mái nhà thờ.
Sự hủy hoại của thời gian có thể được cảm nhận rõ ràng trên toàn thể khu lăng mộ.
Nhiều bức tượng gốm sứ tinh xảo đã không còn lành lặn.
Những tấm phù điêu khảm sứ lớn hai bên nhà thờ đã không còn rõ hình hài.
Vẻ hoang phế phơi bày ở mặt sau tam quan, với những mảng tường tróc lở trơ gạch.
Lối đi dẫn từ chân đồi lên khu lăng mộ cổ chỉ còn là một đống đổ nát.
Quanh khu lăng mộ cổ chính còn một số ngôi mộ cổ khác nhỏ hơn, nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau.