Một khu rừng cấm của người Chăm ở Bình Định có ngôi mộ cổ "Vua bà", chủ nhân là bà thứ phi vua Quang Trung

Thứ năm, ngày 07/12/2023 12:15 PM (GMT+7)
Trong cuộc tàn sát trả thù của vua Gia Long nhà Nguyễn khi nhà Tây Sơn sụp đổ, có một người thuộc hậu cung may mắn trốn thoát. Đó chính là bà Nguyễn Thị Bích, thứ phi của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Bà thứ phi họ Nguyễn đã quy tiên tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân, nay là Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.
Bình luận 0

Theo mấy ông già xưa thì mộ "Bà Vua" nằm trong rừng cấm của người Chăm, có một kho vàng ở đó.

Trong cuộc tàn sát trả thù của vua Gia Long khi nhà Tây Sơn sụp đổ, có một người may mắn trốn thoát. Đó chính là bà Nguyễn Thị Bích, thứ phi vua Quang Trung. Bà đã quy tiên tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân, nay là Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, Bình Định.

Từ Bộ Gia phả ở Quảng Trị

Gia phả họ Nguyễn (nhà cụ Nguyễn Văn Viện vào năm 1985) ở làng Mỹ Chánh, xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị chép lại năm 1926, đời thứ 8 có ghi: "Ông Nguyễn Văn Cẩn - chánh dinh Cai hợp Diễn Phái Tử sinh năm Nhâm Thìn, chết ngày 16 tháng 9 năm Tân Mão, thọ 60 tuổi. Bà Nguyễn Thị Ái, sinh năm Giáp Ngọ, chết ngày 28 tháng 1 năm Nhâm Thìn, thọ 59 tuổi. 

Hai ông bà sinh được 16 người con, 7 trai và 9 gái, có người con gái út tên là Nguyễn Thị Bích, gả cho vua Quang Trung, thôn Mỹ Chánh được xuất đinh, xuất tịch từ đó. Bà chết vào ngày 10 tháng 9 mộ táng tại Gò Thỏ, thôn Vĩnh Ân".

Bà Nguyễn Thị Luyện (sinh 1930), mẹ của ông Hồ Văn Thanh, Trưởng thôn Vĩnh Long, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định cho biết: "Khu vực mộ - dân hay gọi là mộ "Bà Vua", ngày xưa là vùng đất Chiêm Thành, cây cối rậm rạp.

Theo mấy ông già xưa thì mộ "Bà Vua" nằm trong rừng cấm của người Chăm, có một kho vàng ở đó. 

Cho nên từ những năm 1980, người ta cứ đến đây tìm hầm vàng. Có người nhìn thấy vàng. "Vàng đi ăn", "con ngựa vàng" đi ăn, ấy là người ta nói theo kiểu duy tâm. 

Có người bảo hay là ma giả, xưa người ta chôn người sống để giữ vàng (vàng Hời). Nếu là vàng Hời, khi đào lên thấy thì phải đốt, còn ai bốc lên thì nguy hiểm tính mạng. Vàng Hời biết đi, có thể di chuyển được!". 

Một khu rừng cấm của người Chăm ở Bình Định có ngôi mộ cổ "Vua bà", chủ nhân là bà thứ phi vua Quang Trung - Ảnh 1.

Ông Thiển bên cạnh mộ "Bà Vua" Nguyễn Thị Bích-một thứ phi của vua Quang Trung-Nguyễn Huệ. Ngôi mộ cổ nằm trên một gò đất dân địa phương gọi là Gò Thỏ, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định.


Bà Luyện nói với chúng tôi, vùng rừng cấm trong khu mộ "Bà Vua" rộng lắm, ngày trước là rừng cấm, trong đó có gạch Hời. Tôi nhớ, chồng tôi gánh gạch Hời về, gạch to như viên đá ong vậy. Sau này rừng cấm mới có tên là Gò Thỏ, ấy cũng bởi khi mới giải phóng về ở đó có rất nhiều thỏ. 

 
Người nằm dưới mộ

Ông Nguyễn Văn Thiển (sinh 1933), đội 6 thôn Vĩnh Long, cháu đích tôn của Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển cho biết: "Hồi trước tới giờ, hằng năm vào tháng 12 Âm lịch, con cháu trong họ Nguyễn đã chạp mộ "Bà Vua" ở Gò Thỏ. Nhưng một thời gian dài, người trong họ vẫn chẳng biết đó là ai, thời nào. 

Mãi sau này, tra gia phả mới thấy ghi: "Nguyễn Thị Bích tốt vu cửu nguyệt sơ thập nhật, giá vu Quang Trung - Nguyễn Nhạc, An Thơ, Mỹ Chánh tách dinh tự thử thủy" (Nguyễn Thị Bích mất ngày 10/9, gả cho Quang Trung - Nguyễn Nhạc? (có lẽ người viết gia phả ghi nhầm) thôn An Thơ, Mỹ Chánh, được xuất đinh xuất tịch từ đó).

Hiện tại, ông Thiển còn giữ một cuốn gia phả cũ nát có ghi bà Nguyễn Thị Bích là đời thứ 10, Hoàng giáp Nguyễn Văn Hiển đời thứ 11 và ông Nguyễn Văn Thiển đời thứ 14. 


Ông Thiển cho biết: "Cuốn gia phả này do ông chú Nguyễn Phán của tôi viết từ những năm 1950 ở Quảng Trị mang vào đã bị rách gốc, chiến tranh loạn lạc, may còn sót lại. Hồi trước ngôi nhà của tôi được thờ kỹ lắm, nhà lá mái, có cờ lộng, có bàn vuông, có siêu, giáo mác để thờ.

Nhưng năm 1964, bom đạn làm nhà bị cháy. Gia đình tôi phải di tản vào trong ấp tại thôn Phú Kim, thị trấn Phù Cát. Khi di tản, chúng tôi có mang theo giấy tờ, sắc phong của vua Thiệu Trị và Tự Đức ban tặng, bài vị, 4 cây liễn và gia phả... 

Cờ lộng thì bị bom cháy, còn áo mão thì một số đoàn văn công mượn rồi mất luôn. Thời Tây Sơn suy vong, bà Nguyễn Thị Bích quay về quê nội (Vĩnh Ân, xã Cát Hanh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) để ẩn dật, sau bệnh mất. 

Trong gia phả, trang nói về bà Bích đã bị xé đi chưa được ráp lại vì người cháu gọi tôi bằng bác lấy đi nghiên cứu cách đây 4 năm để tìm hiểu kỹ hơn về bà".

Ông Thiển cũng cho biết: "Có lần ngành chức năng tỉnh Bình Định có đề nghị chúng tôi cho đưa mộ Bà về Tây Sơn, nhưng chúng tôi không đồng ý. 

Chúng tôi chỉ mong muốn Nhà nước quan tâm làm đền thờ bà tại đây để cho có di tích đàng hoàng, chứ mộ bà cũng bình thường như bao ngôi mộ khác thấy cũng buồn!".

Mộ "Bà Vua" hiện nẩn mình trong vùng cây bạch đàn. Phía trước mộ là cái mương nước thuộc đập Cây Gai thôn Vĩnh Long. Mộ cách núi Đầu Voi 1km và sông La Tinh 500m. Hiện có dòng chữ: "Phần mộ: Đời thứ 9 - Nguyễn Thị Bích - giá vu Quang Trung, Nguyễn Huệ, từ trần ngày 10/9. Các cháu đồng lập mộ 1997".

Nhật Viên (Tạp chí Tri thức và Cuộc sống)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem