Mẹ của chị Quyến- bà Nguyễn Thị Thân, 60 tuổi cho biết, hương thơm đó là từ trái sả rừng hấp với ốc đá.
Trái sả rừng tươi ở huyện Ba Tơ (tỉnh Quảng Ngãi) được thu mua với giá khoảng 100.000-150.000 đồng/kg.
Quả sả rừng nhỏ như hạt tiêu, mọc chằng chịt khắp cây. Vì nhiều cây lớn, khá cao, để hái được quả thường phải chặt từng cành của cây rơi xuống đất và nhặt từng quả để bỏ vào rổ, hoặc tuốt.
Người nấu ăn để nguyên trái hoặc giã dập, nhuyễn tuỳ theo khẩu vị mong muốn. Sả rừng kho cá, kho thịt, ướp đồ nướng, làm muối chấm và còn nhiều món ăn khác.
Nhiều cửa hàng bán đặc sản còn chế biến sả rừng ngâm với ớt xiêm bán kèm và được nhiều khách hàng ưa chuộng với giá dao động 60.000 đồng- 1000.000 đồng/hủ, tuỳ loại.
Khi dầu phộng vừa sôi trên bếp, cho ít hành phi, rồi cho thịt trâu đã ướp vào đảo đều cho đến khi thịt chín, nêm cho vừa ăn rồi nhấc xuống khỏi bếp và bỏ ít cộng rau thơm.
“Vị của thịt trâu hòa quyện gia với gia vị, đặc biệt là sả rừng khiến nhiều người tấm tắc khen ngợi. Ăn xong, vị của trái sả thơm, cay nồng vẫn còn đọng lại nơi đầu lưỡi. Thật tuyệt!”, chị Quyến nói.
Theo tìm hiểu, sả rừng có công dụng như cây sả thông thường. Nhiều nhà khoa học đã từng nghiên cứu công dụng khi nấu ăn, bài thuốc của loại gia vị này. Còn theo kinh nghiệm của đồng bào vùng cao cho thấy, sả rừng có tính nhiệt, ấm bụng và giải cảm.Hiện nay, ngoài sử dụng trong bữa ăn hàng ngày, nhiều đồng bào Hrê ở các xã Ba Thành, Ba Tô… nơi có nhiều cây sả rừng còn tranh thủ hái để bán kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống hằng ngày.Trái tươi xanh được thu mua với giá khoảng 100.000-150.000 đồng/kg, còn trái phơi khô màu đen, dao động khoảng 250.000- 300.000 đồng/kg.
Ốc đá hấp với sả rừng ở Quảng Ngãi.
Bảo quản sả rừng không khó, với trái tươi thì chỉ cần bỏ tủ lạnh và sử dụng dần hoặc bán. Trung bình mỗi ngày, các hộ dân cũng kiếm được vài trăm nghìn.
Theo chị Phan Thị Quyến- Giám đốc HTX Nông nghiệp Cao Muôn Ba Tơ (huyện Ba Tơ, tỉnh Quảng Ngãi) cho hay, sả rừng thơm ngon lại có giá, bán rất chạy nhưng tiếc là một năm chỉ có một mùa kéo dài trong 3 tháng.
Tuy vậy, so với nhiều vùng khác thì sả rừng có rất nhiều ở Ba Tơ và chúng tôi mong muốn trong một thời gian không xa, trái sả rừng sẽ được đưa vào trồng phổ biến hơn để HTX có sản phẩm bán, hướng đến xây dựng sả rừng thành đặc sản riêng của đất và người Ba Tơ.