Dân Việt

Giá cà phê ngày 30/4: Hai sàn bật tăng, giá cà phê trong nước lập tiếp đỉnh mới

Nguyễn Phương 30/04/2024 16:12 GMT+7
Giá cà phê hôm nay (30/4) tiếp tục tăng, hiện giá cà phê trong nước dao động khoảng 134.200 - 134.900 đồng/kg. Trên cả hai sàn, giá cà phê hôm nay cũng tăng trở lại, các vị thế mua bán đang chi phối thị trường...

Giá cà phê ngày 30/4/2024: Các vị thế mua bán đang chi phối thị trường

Theo ghi nhận mới nhất, giá cà phê trên thị trường thế giới đồng loạt tăng trên hai sàn giao dịch.

Cụ thể, giá cà phê trực tuyến Robusta tại London giao tháng 7/2024 được ghi nhận tại mức 4.164 USD/tấn sau khi tăng 0,31%.

Giá cà phê Arabica giao tháng 7/2024 tại New York ở mức 227,50 UScent/pound sau khi tăng 1,56%.

Giá cà phê ngày 30/4: Hai sàn bật tăng, giá cà phê trong nước lập tiếp đỉnh mới- Ảnh 1.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 30/04/2024 lúc 13:24:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 30/4: Hai sàn bật tăng, giá cà phê trong nước lập tiếp đỉnh mới- Ảnh 2.

Giá cà phê trực tuyến sàn London, New York, BMFCập nhật: 30/04/2024 lúc 13:24:01 (delay 15 phút)

Giá cà phê ngày 30/4: Hai sàn bật tăng, giá cà phê trong nước lập tiếp đỉnh mới- Ảnh 3.

Giá cà phê trong nước hôm nay tăng tiếp 200 đồng/kg. Cụ thể, giá cà phê tại huyện Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lộc (Lâm Đồng) hôm nay được thu mua với mức 134.200 đồng/kg. Tại huyện Cư M'gar (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay ở mức 134.700 đồng/kg. Tại huyện Ea H'leo (Đắk Lắk), Buôn Hồ (Đắk Lắk) giá cà phê hôm nay được thu mua cùng mức 134.600 đồng/kg.

Tương tự tại tỉnh Đắk Nông, giá cà phê hôm nay thu mua ở mức 134.900 đồng/kg. Tại tỉnh Gia Lai, giá cà phê hôm nay ở mức 134.700 đồng/kg (Chư Prông), ở Pleiku và Ia Grai cùng giá 134.600 đồng/kg. Còn giá cà phê hôm nay tại tỉnh Kon Tum được thu mua với mức 134.700 đồng/kg.

Giá cà phê cả hai thị trường đều có sự dao động mạnh trong phiên cho thấy hiện nay thị trường đang trong giai đoạn bị chi phối bởi khối lượng vị thế mua bán mà các thành phần đang nắm giữ.

Một yếu tố cũng góp phần hỗ trợ cho giá cà phê trong phiên là sự mạnh lên của đồng Real Brazil so với đồng USD, ngăn cản hoạt động bán xuất khẩu của các nhà sản xuất cà phê Brazil.

Nguồn cung cà phê Robusta khan hiếm trên toàn cầu, có nguyên nhân từ vụ mùa ở Việt Nam thấp hơn dự kiến và việc thiếu mưa đe dọa vụ mùa tiếp theo của loại cà phê Robusta, đã làm dấy lên mối quan tâm ngày càng tăng đối với cà phê Conillon của Brazil. 

Sự quan tâm này khiến cho luồng giao dịch loại hàng Robusta trở nên mạnh mẽ hơn càng khiến giảm nguồn cung sẵn có. Sự tích cực của người mua toàn cầu đối với conilon/robusta Brazil dự kiến sẽ tiếp tục trong những tháng đầu tiên của mùa vụ 24/25.

Ở châu Á, mối lo ngại vẫn tồn tại về thời tiết khô hạn và viễn cảnh vụ mùa tiếp theo của Việt Nam. Thêm vào đó, sự chậm trễ trong việc bắt đầu thu hoạch ở Indonesia càng làm tăng thêm cảm giác căng thẳng do hạn chế về nguồn cung.

Mất mùa ở Việt Nam trong niên vụ tới sẽ dẫn đến tình trạng thiếu nguồn cung cà phê Robusta trong một năm nữa. Giải pháp là kết hợp loại cà phê Arabica vào hỗn hợp, nhưng quá trình chuyển đổi này không diễn ra một cách nhanh chóng như mong đợi. Do đó, cà phê Robusta đang có xu hướng tăng.

Tại Brazil, những hoạt động đầu tiên của vụ mùa 24/25 diễn ra chậm chạp, không mang lại nguồn cung nào để cứu trợ khoảng thiếu hụt. 

Dự báo cho thấy có mưa bất thường vào tuần tới ở Việt Nam, tập trung nhiều hơn ở khu vực các tỉnh phía Bắc. Tại miền Trung và miền Nam, lượng mưa vẫn chưa đủ để giữ trái ở vùng đất khô hạn, duy trì tín hiệu cảnh báo và lo ngại về nguy cơ mất mùa ở vụ mùa tới của Việt Nam. Tại Indonesia, dự báo độ ẩm sẽ giảm trong tuần tới, nguồn cung cà phê mới dự kiến chỉ tăng đáng kể vào tháng 5.

Kịch bản khí hậu bất lợi ở Việt Nam và sự chậm trễ trong việc xuất hiện cà phê mới ở Brazil cộng với tình hình mưa nhiều khiến dư độ ẩm tại Indonesia duy trì cảm giác nguồn cung tiếp tục eo hẹp đối với cà phê trên thị trường quốc tế.