Clip chị Dung chế biến món chè bồn bồn độc đáo được thực khách rất ưa chuộng.
Ở xã Tân Hưng Đông, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, chị Phạm Thị Dung được xem như là "mẹ đẻ" của món chè bồn bồn. Chị Dung cho biết, cả chục năm nay gia đình chị đủ ăn, đủ mặc là nhờ vào cây bồn bồn.
"Cũng nhờ cây bồn bồn mà nông dân xứ này có thêm nguồn thu nhập ổn định, vì hiện tại chúng rất được thực khách ưa chuộng với các món ăn thơm ngon, bổ dưỡng như xào, nấu canh, nhúng lẩu", chị Dung nói và cho biết, để làm tăng nguồn lợi từ cây bồn bồn, chị đã chế biến chúng thành món chè bán khắp nơi trên cả nước, đem về thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi tháng.
Ban đầu, chị Dung chỉ nấu những phần nhỏ cho những người thân quen dùng thử, rồi xin sự góp ý từ họ để "nghiên cứu" ra công thức nấu món chè bồn bồn riêng của mình như thời điểm hiện tại.
"Sau khi những người thân, chòm xóm dùng thử và cho nhận xét, tôi bắt đầu kinh doanh sản phẩm mới là chè bồn bồn. Món ăn này hiện được cung ứng khắp các gian hàng, các hội chợ", chị Dung chia sẽ.
Nói về việc nghiên cứu sáng chế món ăn độc đáo này, chị Dung cho biết, từ trước đến nay, cây bồn bồn chủ yếu chỉ chế biến thành dưa, xào tươi, trộn gỏi hay nấu canh nên người ta ăn riết cũng ngán, do đó chị mới nghĩ ra việc "làm khác" để chúng trở nên thơm ngon hơn.
Theo chị Dung, khâu sơ chế bồn bồn là đặc biệt nhất vì phải lựa cây bồn bồn có vị ngọt để nó vừa giòn vừa thơm. Bồn bồn sau khi được sơ chế, cắt khúc nhỏ thì được ngâm muối, ướp qua các màu sắc được làm từ lá dứa, lá cẩm, gấc…rồi áo với lớp bột và cho vào nước sôi.
Ly chè bồn bồn do chị Dung chế tạo ra có vị ngọt thanh của đường phèn, vị thơm bùi của hạt sen, đậu xanh, vị béo của nước cốt dừa hòa với những viên bồn bồn giòn giòn quyện lại với nhau. Đặc biệt là chè khi nấu đúng chuẩn có thể để trong ngăn mát tủ lạnh được 20 ngày.
Mỗi tháng cơ sở của chị xuất của chị Dung xuất đi các tỉnh thành trong cả nước gần 4 tấn dưa và bồn bồn tươi các loại. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận thu về của gia đình hơn 400 triệu đồng trên một năm.