Dân Việt

5 loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát được ví như "Nữ hoàng thằn lằn chân dài Việt Nam", đó là con gì?

Điều kiện tự nhiên nơi loài sinh vật đó đang tồn tại dù có thuận lợi hay khó khăn, đều bắt buộc chúng phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí độc đáo nhất để sinh tồn, phát triển. Các loài thạch sung mí ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Thạch sùng mì được ví như "Nữ hoàng thằn chân dài Việt Nam".

Trải qua hang triệu năm đấu tranh sinh tồn và duy trì nòi giống. Mỗi một loài khác nhau, sống ở một vùng lãnh thổ khác nhau sẽ sinh sống nhờ vào thức ăn sẵn có trong khu vực và phụ thuộc rất nhiều vùng khí hậu nơi trung đang định cư. 

Điều kiện tự nhiên nơi loài sinh vật đó đang tồn tại dù có thuận lợi hay khó khăn, đều bắt buộc chúng phải tự trang bị cho mình một thứ vũ khí cá nhân độc đáo nhất để sinh tồn và phát triển. 

Các loài thạch sùng mí thuộc giốngGoniurosaurus ở Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ. Hầu hết các loài này sống ở các hang đá sâu thuộc các dãy núi đá vôi Việt Nam (ngoại trừ loài thạch sùng mí lích ten phơ Goniurosaurus lichtenfelderi sống ở núi đất thấp)...

Các loài thạch sùng mí thuộc giốngGoniurosaurus ở Việt Nam là các loài động vật hoang dã hoạt động, kiếm ăn vào ban đêm nên chúng có đôi mắt rất lớn với độ mở rất lớn để ánh sáng lọt vào nhiều nhất giúp chúng nhìn thấy kẻ thù để chạy trốn và con mồi để tấn công. 

Các nhà nghiên cứu bò sát Việt Nam phân biệt với nhóm thạch sùng thường vì gờ mí mắt nổi rõ hơn hẳn. 

Tuy nhiên tên tiếng Anh phổ thông lại là Leopard geckos vì da nó có đốm như da báo và màu sắc sặc sỡ. Thạch sùng mí ngoài những chiếc chân dài, chúng được tạo hoá trang điểm cho chiếc “áo khoác” sắc màu đẹp đến từng chi tiết. 

Với chiếc đuôi nguyên bản chỉ hơi phồng ở gốc, nhưng khi thạch sùng bị đứt đuôi chiếc đuôi tái sinh sẽ phồng lên lớn hơn so với bình thường và rất rõ. 

Những chiếc duôi tái sinh của các loài thằn lằn nói chung và thạch sung mí nói chung là một quá trình phát triển hết sức thú vị của nhóm bò sát này. 

Đuôi tái sinh không chỉ phát triển hệ cơ, mạch máu, hệ xương mà còn cả hệ thần kinh và đây là một sự phát triển đáng ngạc nhiên khiến cho các nhà nghiên cứu cần nhiều thời gian nghiên cứu sâu về tái sinh của chúng. 

Vì vẽ đẹp kiêu kỳ của tạo hoá ban tặng các loài "Nữ hoàng chân dài" này ở Việt Nam khiến chúng đang bị săn bắt bất hợp pháp làm vật nuôi cảnh và bán sang Trung Quốc vì vậy chúng rất cần quan tâm bảo vệ bằng cách mau chong đưa chúng vào sách đỏ Việt Nam để quản lý bảo vệ loài quí hiếm này. Kỳ này website sẽ giới thiệu cùng độc giả về giống Thạch sung mí ở Việt Nam.

1. Thạch sùng mí Hữu Liên-Goniurosaurus huulienensis

Loài thằn lằn này được phát hiện ở vùng núi đá vôi (độ cao khoảng 300-400 m) ở Lạng Sơn. Thạch sùng mí hữu liên có chiều dài thân khoảng 108-117 mm, lưng màu nâu sẫm, có 1 vạch màu kem hoặc vàng cam phía sau gáy, 3 vạch giữa chi trước và chi sau, 1 vạch ngay sau chi sau và 3-4 vạch ở đuôi, mút đuôi đôi khi màu trắng hoặc màu kem. 

Đây cũng là loài thạch sùng mí thứ hai được phát hiện ở Việt Nam trong năm 2008 sau loài Thạch sùng mí Cát Bà-Goniurosaurus catbaensis mới được công bố gần đây.

img

Thạch sùng mí Hữu Liên-Goniurosaurus huulienensis – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

2. Thạch sùng mí Cát Bà-Goniurosaurus catbaensis

Thạch sùng mí Cát Bà có tân hình mảnh dẻ, dẹp, dài thân 84 – 111mm; chi dài và mảnh; mống mắt màu nâu vàng; lưng màu nâu với những vệt màu xám, có nhiều đốm màu vàng phần giáp với sườn; có một dải màu vàng nhạt hình vòng cung ở phía sau gáy, có 3 – 4 dải màu vàng nhạt chạy ngang lưng.

Thạch sùng mí Cát Bà có vảy thân dạng hạt; có 16 – 21 lỗ trước hậu môn. Sống trong các khe đá và hang động trên các vách núi thuộc Khu sinh quyển Cát Bà – Hải Phòng. 

Loài mới phát hiện ở Việt Nam được công bố tháng 05 năm 2008. Hiện tại mới chỉ ghi nhận loài thằn lằn này ở đảo Cát Bà và đây cũng là loài thạch sùng mí đặc hữu hiện biết ở Việt Nam.

img

THẠCH SÙNG MÍ CÁT BÀ Goniurosaurus catbaensis – Ảnh: Phạm Thế Cường

3. Thạch sùng mí Luii-Goniurosaurus luii

Thạch sùng mí Luii có tân hình rực rỡ bằng màu nâu chocolate được điểm xuyết bằng những viền đen, cam và chiếc đuôi màu trắng đen khiến chúng trở nên rực rỡ hơn bao giờ hết. Sống trong các khe đá và hang động trên các vách núi đá vôi thuộc Trùng Khánh, Cao Bằng. 

Loài mới được công nhận là phân bố ở Việt Nam được công bố tháng 11 năm 2005. Hiện tại mới chỉ ghi nhận loài thằn lằn này ở Việt Nam và đây cũng là loài một trong 5 loài thạch sùng mí thuộc giốngGoniurosaurus hiện biết ở Việt Nam. 

Với Chiều dài từ mút mõm đến hậu môn: 119.0 có số đo của con trưởng thành là 107-116 mm); dài đuôi là 67.0; chiều dài đầu (từ mút mõm đầu rìa sau tai) là 31.3; rộng đầu là 20.0; chiều cao của đầu là 13.4; khỏang cách từ mút mõm đến mép trước của mắt là 12.8; khỏang cách từ mép sau của mắt đến mang tai là 11.7.

img

Cận cảnh một con thạch sùng mí luiii Goniurosaurus luii – một trong các loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát ví như "Nữ hoàng thằn lằn chân dài Việt Nam". Ảnh: Phùng Mỹ Trung

4. Thạch sùng mí lichtenfelderi Goniurosaurus lichtenfelderi

Thạch sùng mí lichtenfelderi có màu tím đậm trải khắp toàn thân và năm sọc màu vàng, trắng dày, có chiều rộng bằng nhau và chỉ kéo dài đến phần bụng. 

Đôi mắt có màu nâu đỏ đậm rất đặc trưng với riềm mí mắt gần giống màu của mắt khiến cho nó trở nên khá nổi bật. Màu sắc đuôi cũng giống màu của thân. 

Thường thay đổi vàng sang màu trắng, đỉnh đầu màu nâu khá đậm. Hình dạng cơ thể của loài này là rất tương tự với Thạch sùng mí luii Goniurosaurus luiinhưng số sọc quanh thân ít hơn và rõ hơn. 

Chiều dài từ mút mõm đến hậu môn: 108 có số đo của con trưởng thành là 98-109 mm); dài đuôi là 60.0; chiều dài đầu (từ mút mõm đầu rìa sau tai) là 26.3; rộng đầu là 20.0; chiều cao của đầu là 11.4. Loài này không sống trong các hang động thuộc các dãy núi đá vôi ở miền bắc Việt nam mà sống ở núi đất thấp.

img

Thạch sùng mí lichtenfelderi Goniurosaurus lichtenfelderi – Ảnh: Phùng Mỹ Trung

5. Thạch dùng mí Việt Goniurosaurus araneus

Với một màu vàng đen gần như đồng nhất trên thân, thạch sùng mí việt là loài đặc hữu của tỉnh Cao Bằng của Việt Nam. 

Tên khoa học của loài này có nghĩa từ tiếng Lati, “aranea” có nghĩa là “con nhện”, do hình dáng khẳng khiu, chân dài giống như loài nhện. Với bốn sọc nâu rộng trên mặt lưng. Đôi mắt của nó có màu nâu đỏ. Goniurosaurus araneus được phân biệt với các loài khác thuộc chi cùng bởi lớp vảy lưng thon dài của chúng. 

Chiều từ mút mõm đến hậu môn:190 mm; dài đuôi là 64.0; chiều dài đầu (từ mút mõm đầu rìa sau tai) là 30.3; rộng đầu là 22.0. 

Môi trường sống của chúng chủ yếu hang đá và được phát hiện trong khu vực khá khô và chủ yếu có một số cây bụi bám sống trên các vách đá dựng đứng, thuộc địa hình đồi núi đá vôi, hoặc gần các hang động đá vôi ở Cao Bằng Việt Nam.

img

Cận cảnh một con thạch sùng mí Việt Goniurosaurus araneus, một trong số các loài động vật hoang dã thuộc lớp bò sát được ví như "Nữ hoàng thằn lằn chân dài Việt Nam"– Ảnh: Lee Grismeri.