Các vựa mít Thái tại huyện Cái Bè và huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho hay, giá mít Thái hôm nay 16/3 bằng với hôm qua. Như vậy, đây là ngày thứ 3 liên tiếp (14, 15 và 16/3), giá mít Thái "đứng im tại chỗ" sau đà giảm mạnh trước đó.
Theo đó, vựa mít Hoài (xã Hòa Khánh, huyện Cái Bè) mua mít Kem lớn với giá 19.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 9.000 đồng/kg.
Vựa mít Nguyễn Nhật ở xã An Hữu, huyện Cái Bè cũng báo giá mít Thái hôm nay 16/3 như sau: mít Kem lớn 19.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 9.000 đồng/kg.
Riêng giá mít Thái được các thương lái mua tại vườn thấp hơn mức giá vựa nói trên 2.000 đồng/kg. Cụ thể, mít Kem lớn 19.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 9.000 đồng/kg.
Tại Đồng Tháp, các vựa mít mua thấp hơn giá mít Thái Tiền Giang 1.000 đồng/kg. Cụ thể, vựa Thảo Ngân ở huyện Thanh Bình mua mít Kem lớn 18.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 8.000 đồng/kg. Giá thu mua tại vườn như sau: mít Kem lớn 16.000 đồng/kg, mít Kem nhỏ 6.000 đồng/kg.
Ở các địa phương như Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Sóc Trăng và Hậu Giang, giá mít Thái tương đương với giá mít Thái Đồng Tháp.
Riêng giá mít chợ được mua tại vựa ở tỉnh Tiền Giang 4.000 đồng/kg, mít xô (không phân loại) 7.000 đồng/kg, giá tại vườn mít chợ là 2.000 đồng/kg, mít xô 5.000 đồng/kg.
Nhiều nhà vườn ở ĐBSCL cho hay, hiện nay, đang xảy ra tình trạng mít Thái chết cây rất nhiều. Tuy nhiên, nguyên nhân không phải là do bệnh xì mủ mít Thái.
Theo người dân, phần lớn những vườn có tỉ lệ cây mít Thái chết nhiều là vườn trồng dày, lạm dụng phân hóa học, nhất là phân đạm. Đặc biệt, tình trạng này xảy ra ở vườn trồng từ 3 năm trở lên.
"Một số người cho rằng, cây mít Thái chết nhiều là do bệnh xì mủ. Tuy nhiên, nếu nhìn kỹ, sẽ có rất nhiều cây không phải bệnh này. Tình trạng này xảy ra ở hầu hết các vườn, vườn càng trồng lâu năm càng dễ xảy ra tình trạng chết cây" - Anh Nguyễn Văn Bảo, ngụ ở xã Long Tiên, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang cho biết.
Theo anh Bảo, để hạn chế tình trạng mít Thái chết cây nhiều, "ăn" được nhiều năm, các nhà vườn cần trồng thưa, cây cách cây trên 3m, hạn chế bón phân hóa học thay vào đó là bón phân hữu cơ và để cây nuôi trái ít.
Cũng theo anh Bảo, không nên để cây mít quá tốt, cây càng tốt dễ bị bệnh. Ngoài ra, cần thường xuyên phun thuốc trừ nấm bệnh, bón vôi xử lý đất...