Dân Việt

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi

Diệp Diệp 21/03/2023 06:11 GMT+7
Nuôi cây cảnh cũng giống như chăm sóc một đứa bé. Chỉ cần bạn cho chúng môi trường sống phù hợp, "ăn uống" đủ dinh dưỡng thì cây cảnh sẽ lớn lên khỏe mạnh.

Nhiều người thích trồng cây cảnh tại nhà nhưng chỉ sau một thời gian chăm sóc, cây cảnh đột nhiên héo rũ, chết dần.

Nếu bạn gặp điều này thì phải xem lại mình có gặp sai lầm gì trong cách chăm sóc cây cảnh hay không để sau này không tái phạm, tránh mất tiền, tốn công và buồn lòng khi cây cảnh bị chết.

Nuôi cây cảnh cũng giống như chăm sóc một đứa bé. Chỉ cần bạn cho chúng môi trường sống phù hợp, "ăn uống" đủ dinh dưỡng thì cây cảnh sẽ lớn lên khỏe mạnh.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 1.

Nuôi cây cảnh cũng giống như chăm sóc một đứa bé. Ảnh Inf.news

Có thể chúng cũng sẽ gặp 1 số vấn đề về sâu bệnh, ốm yếu nhưng rốt cuộc chúng vẫn có thể vượt qua và phát triển mạnh mẽ.

Dưới đây là 9 sai lầm bạn có thể gặp phải khi chăm sóc cây cảnh. Hãy xem để tránh nhé.

1. Môi trường trồng cây cảnh không phù hợp

Mỗi loại cây cảnh đều có thói quen sinh trưởng riêng, có cây thích ánh sáng nhiều, có cây thích bóng râm, lại có cây thích tưới nước, có cây cả tháng mới cần tưới. Có cây ưa nóng, có cây lại sợ nhiệt...

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 2.

Cần chọn cây cảnh phù hợp với môi trường trong nhà. Ảnh Inf.news

Do đó, khi trồng cây cảnh gì, bạn phải đảm bảo môi trường nhà bạn thích hợp cho cây cảnh đó phát triển. Nhà nắng nóng đừng chọn cây cảnh sợ nóng. Cây cảnh sợ nắng nóng cũng đừng bày ra ban công...

Chỉ cần bạn đáp ứng được môi trường sống về ánh sáng và nhiệt độ cho cây cảnh là đã khiến phần lớn các cây cảnh sống sót. Ngoài ra, bạn cần tìm hiểu về cách bón phân, phòng trừ sâu bệnh, cách tưới nước...

Ví dụ, để nuôi cây cảnh thiên điểu sống sót thì bạn cần tạo cho nó một môi trường ấm áp, có ánh sáng đầy đủ, nếu là cây trầu bà thì bạn cần để bầu đất khô ráo hãy tưới nước, độ ẩm môi trường cũng giữ ở mức cao, đặt cây ở nơi có ánh sáng nhẹ.

2. Di chuyển cây cảnh tùy ý, thường xuyên

Cây cảnh phải mất một thời gian để thích nghi với môi trường đặc biệt là khi di chuyển từ nhà ra ngoài trời và ngược lại.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 3.

Cây cảnh nên đặt cố định, không nên di chuyển thường xuyên. Ảnh Inf.news

Do đó, nếu bạn cứ tùy hứng chuyển cây cảnh "chạy quanh" nhà thường xuyên thì cây cảnh sẽ không kịp thích ứng, dễ bị tổn thương, nếu cây cảnh đang mang nụ có thể dẫn đến nụ bị rụng, hoa không nở được.

Ví dụ như loài lan càng cua đang nở vào mùa đông, nếu bạn di chuyển nó vài lần vào thời kỳ này thì nụ sẽ rụng phần lớn.

3. Sử dụng đất trồng cây cảnh bừa bãi

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc trồng cây cảnh là đất, đặc biệt là khi trồng cây cảnh trong nhà.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 4.

Một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc trồng cây cảnh là đất, đặc biệt là khi trồng cây cảnh trong nhà. Ảnh Inf.news

Đất trồng cho cây cảnh trong nhà thường là đất dinh dưỡng với các thành phần của đất mùn đất cát tơi xốp, màu mỡ, thoát nước tốt. Do đó, khi trồng cây cảnh, bạn nên chọn đất phù hợp để trồng, đừng tùy tiện xúc đất ngoài vườn vào trồng, cây cũng khó thích ứng.

Ví dụ cây xương rồng phải sử dụng đất cát pha và đảm bảo thoát nước là chính, nếu chọn cây trồng nửa đất nửa thủy canh cũng nên chọn loại đất mềm, chất lượng nước tốt.

4. Tưới nước quá tay cho cây cảnh

Ngay cả những người đã có kinh nghiệm chơi hoa, cây cảnh nhiều năm đôi khi cũng tưới quá nhiều nước cho cây cảnh, nhất là vào mùa hè.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 5.

Tưới nước là kỹ thuật quan trong để giữ cây cảnh sống tốt.

Nhiều người nghĩ rằng cây có nhiều nước mới "căng mọng", tươi tắn nên ngày nào cũng chăm chỉ tưới cây nhưng không biết rằng điều này gây hại cho cây cực kỳ.

Trong nhà nắng không đủ nhiều nên sự bốc hơi nước rất chậm. Do đó, bạn phải đợi đất hơi khô rồi mới tưới nước đẫm. Tưới quá tay là rễ cây sẽ bị ngập úng, dẫn đến thối rễ, chết cây.

5. Cung cấp cho cây cảnh quá nhiều hoặc quá ít ánh sáng

Thực vật đại khái được chia thành ba loại. Một loại thích ánh sáng trực tiếp vừa đủ, chẳng hạn như xương rồng và hoa mười giờ, có thể chịu được ánh sáng nắng nóng, nhiệt độ 39-40 độ C cũng không sợ. Nhưng cây này càng nắng nóng càng nở hoa đẹp, phát triển mạnh.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 6.

Cây cảnh nào ưa nắng thì cần cho chúng ở vị trí nhiều ánh nắng. Ảnh Inf.news

Nhưng phần lớn các cây cảnh sẽ thích ánh sáng tán xạ, môi trường bán râm như viola châu phi, hồng môn, lan ý, trầu bà... Các cây cảnh này đến đặt ra ánh sáng trực tiếp mùa hè sẽ có thể cháy lá, chết héo rất nhanh.

Cây cảnh cần ánh sáng để quang hợp, do đó, bạn cũng đừng quá giam giữ cây cảnh tận sâu ở góc nhà. Dù cây cảnh ưa bỏng râm thế nào, một thời gian dài không được phơi nắng cũng dễ èo uột và chết.

6. Để cây cảnh tiếp xúc với nhiệt độ khắc nghiệt

Cây cảnh trồng trong nhà nhìn chung ưa môi trường ôn hòa, nhiệt độ không thay đổi nhiều, nếu nóng quá (trên 35 độ C) hoặc nhiệt độ thấp (dưới 5 độ C) thì cây dễ bị cháy nắng hoặc chết cóng.

Do đó, nhiệt độ trong nhà cần đảm bảo từ 15-25 độ C vào ban ngày là thích hợp để cây cảnh phát triển, nếu vào ban đêm cũng không nên giảm quá 5-10 độ C.

7. Thay chậu cây cảnh định kỳ

Có người trồng cây cảnh 5-6 năm bỗng nhiên phát hiện cây bị chết. Khi đập vỡ chậu mới thấy cả chậu không còn chút đất nào, cả chậu phủ kín rễ cây dẫn đến chất dinh dưỡng bị cạn kiệt, không còn không gian để cây "hít thở" và nhận chất dinh dưỡng.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 7.

Cần phải thay chậu cho cây cảnh theo định kỳ 1-2 năm/lần

Như vậy thì cây cảnh nào phát triển được.

Do đó, bạn cần định kỳ thay chậu và đất cho cây cảnh với chu kỳ 2-3 năm/lần, đối với 1 số cây cảnh có bộ rễ khỏe, phát triển nhanh như địa lan, lan quân tử, lan chi, kim tiền... cần thay chậu 1-2 năm/lần.

Trong quá trình trồng cây, nếu phát hiện sự phát triển của cây đặc biệt chậm thì cũng cần thay chậu ngay. Trong khi thay chậu, thêm đất thì cần cắt bỏ, dọn dẹp các dễ già, héo, thối, thêm đất dinh dưỡng và trồng cây trở lại.

Lưu ý không nên thay chậu quá lớn mà chỉ vừa với bầu đất, đảm bảo chậu không bị ứ nước, gây thối rễ.

8. Bỏ bê cây cảnh

Một số bạn thường xuyên quên tưới nước cho cây hoặc sau khi mua về bỏ quên cây vào một xó, thi thoảng bố thí cho ít nước và mặc định cây cảnh sẽ phát triển.

9 sai lầm khi chăm sóc cây cảnh, bảo sao mất công, tốn tiền mà cây vẫn chết mòn chết mỏi - Ảnh 8.

Cây cảnh cần được chăm sóc thường xuyên, Ảnh istockphoto

Tuy nhiên, đây chính là nguyên nhân khiến nhiều cây cảnh bị chết, tàn lụi, khô héo, có chân dài hoặc không thể ra hoa nữa.

Ngoài việc tưới, bón phân đầy đủ, bạn còn cần phải cắt tỉa cây thường xuyên, dọn dẹp các cành lá vàng úa và những bông hoa đã héo, những cành dài vướng víu, cành khô chết...

Khi cây cảnh bị sâu bệnh, rệp, đốm lá... cũng cần phải phát hiện kịp thời và xử lý thích đáng. Có như vậy cây cảnh mới phát triển tốt và thường xuyên ra hoa, xứng đáng với giá trị làm cảnh của nó.

9. Không rửa lá cây cảnh

Sau khi để cây cảnh trong nhà một thời gian, lá cây sẽ bị bám bụi, cây không thể quang hợp được, lá cây dễ bị úa vàng, cây cảnh sẽ bị ốm yếu.

Vì vậy, tất cả những gì bạn cần làm là lau lá định kỳ bằng khăn mềm ẩm hoặc rửa lá bằng bình tưới.

(Ảnh Inf.news)