5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu

Diệp Diệp Thứ năm, ngày 16/03/2023 06:11 AM (GMT+7)
Nhiều người trồng cây cảnh sau 2-3 năm nhấc cây cảnh ra sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chậu vốn đầy đất bỗng dưng "biến mất". Đó chính là do cây cảnh đã "ăn" đất trong chậu.
Bình luận 0

Liệu cây cảnh có thể "ăn" đất không? Nhiều người trồng cây cảnh sau 2-3 năm nhấc cây cảnh ra sẽ vô cùng ngạc nhiên khi chậu vốn đầy đất bỗng dưng "biến mất".

Đó chính là do cây cảnh đã "ăn" đất trong chậu. Nhưng cây cảnh này vốn có bộ rễ vô cùng khỏe mạnh. Sau một thời gian phát triển, bộ rễ sẽ bánh chướng, chiếm đất và "ăn" hết đất".

Thậm chí, rễ "bùng nổ" bóp vỡ cả các chậu cây.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 1.

Nhiều cây cảnh có bộ rễ vô cùng khỏe mạnh.

Những cây cảnh này rất thích hợp cho người mới "vào nghề". Chúng không chỉ đẹp mà còn có sức sống mãnh liệt, dù bạn không biết chăm sóc chúng cũng không chết được.

Tuy nhiên, có điều bạn phải biết rằng nhưng cây hoa "phá phách" này một năm có thể ăn hết 2-3 cân đất và chúng cần phải thay chậu hàng năm, vừa bổ sung đất vừa cho chúng "ngôi nhà" lớn hơn. Nếu không những bộ rễ to mà trắng sẽ khiến chậu "nổ tung".

Hãy xem đó là những cây cảnh nào?

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 2.

Cây cảnh: Phong lan

1. Cây cảnh: Phong lan

Nói đến cây cảnh có thể ăn đất, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là hoa lan. Những cây lan không được thay chậu trong 2 năm có thể "nuốt" hết bất cứ loại "vật liệu" nào mà chúng được trồng trên đó.

Khi lấy cây cảnh này ra khỏi chậu, tất cả những gì bạn thấy là những chiếc rễ lớn màu trắng. Nhưng đất có thực sự bị "ăn"?

Trên thực tế, ngoại trừ lượng nước và đất bị mất đi do mỗi lần tưới, phần lớn đất đều do hệ thống rễ đẩy ra ngoài.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 3.

Vì vậy hãy cố gắng đổi "nhà mới" cho cây cảnh mỗi năm một lần và bổ sung thêm đất.

Điều này chắc hẳn rất khó quan sát bằng mắt thường mà đất sẽ liên tục bị đẩy ra khỏi chậu ngày này qua ngày khác, mỗi ngày một chút một đến khi rễ chiếm hoàn toàn chậu.

Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của lan. Sẽ đến ngày cây cảnh không còn dưỡng chất để phát triển khi trong chậu chỉ còn mỗi rễ.

Vì vậy hãy cố gắng đổi "nhà mới" cho cây cảnh mỗi năm một lần và bổ sung thêm đất. Có vậy cây cảnh mới phát triển được.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 4.

Cây cảnh: Lan quân tử

2. Cây cảnh: Lan quân tử

Trong ấn tượng của tôi, đó là lần đầu tiên tôi nhìn thấy những chiếc rễ lan quân tử to màu trắng mọc trong chậu hoa mà lòng tôi sợ hãi. Toàn bộ chậu hoa bằng nhựa vỡ tung, không còn đất trong chậu, toàn là những chiếc rễ to trắng muốt.

Tuy nhiên, đừng coi thường những chiếc rễ to màu trắng này. Khả năng hấp thụ nước và chất dinh dưỡng không mạnh.

Do đó, để trồng cây cảnh lan quân tử, trước tiên bạn phải chăm sóc những chiếc rễ to màu trắng này. Đây là là năng đầu tiên bạn cần phải học khi trồng cây cảnh này.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 5.

Nhiều người biết rằng hệ thống rễ cây cảnh lan quân tử rất mạnh mẽ.

Bộ rễ trắng và mập giúp lan quân tử nhanh ra lá, nhanh ra nụ hoa. Nếu bộ rễ của nó không tốt thì đừng nghĩ đến việc mọc lá và nở hoa.

Nhiều người biết rằng hệ thống rễ cây cảnh lan quân tử rất mạnh mẽ. Chìa khóa để có một hệ thống rễ tốt là thay thế chất trồng tơi xốp và thoáng khí mỗi năm một lần, cắt bỏ những rễ già và rỗng. Như vậy cây cảnh sẽ liên tục mọc ra rễ mới, lấy dưỡng chất nuôi cây cảnh.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 6.

Cây cảnh: Lan chi

3. Cây cảnh: Lan chi

Mọi người thích trồng cây cảnh lan chi vì chúng giá rẻ, không cần mất công chăm sóc lại có tác dụng thanh lọc không khí, hấp thụ formaldehyde. Những người mới chuyển về nhà mới sẽ nhất định trồng vài chậu để lọc chất độc trong nhà.

Yêu cầu của cây cảnh này rất thấp. Thông thường, chúng chỉ cần một ít nước để duy trì sự sống. Những cây cảnh này có sức sống mạnh mẽ như vậy dễ dàng mang lại cho một số người trồng cây cảnh cảm giác thành tựu.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 7.

Nếu đất trong chậu không còn sẽ khó khăn cho cây cảnh phát triển.

Tuy nhiên, sau một vài năm trồng, bạn cần phải thay chậu và thêm một ít đất cho cây lan chi. Bạn chỉ cần kéo dây ra mọt chút sẽ phát hiện trong chậu lan nhện sau 1 năm trồng sẽ không còn bao nhiêu đất. Tất cả đất dường như đã bị cây cảnh này "phù phép" cho bốc hơi hết.

Nếu đất trong chậu không còn sẽ khó khăn cho cây cảnh phát triển. Điều duy nhất cần làm là nhổ cây lan chi ra, cắt bớt rễ, chia cây nếu chia được, đổi sang chậu lớn hơn và thêm đất, trồng lại.

Như vậy cây cảnh sẽ phát triển mạnh mẽ hơn.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 8.

Cây cảnh: Kim tiền

4. Cây cảnh: Kim tiền

Cây kim tiền là loại cây xanh trong nhà rất tốt. Hơn nữa, cây cảnh này còn có ý nghĩa tài lọc, được nhiều người ưa thích.

Cây cảnh này cũng rất khỏe mạnh, phong cách. Những lá xếp đều nhau như chuỗi đồng tiền, màu xanh bóng, có giá trị làm cảnh cao.

Nhưng muốn cây cảnh này phát triển lâu dài, bạn cần thường xuyên thay đất cho nó, nếu không sau vài năm cây cảnh sẽ tàn lụi.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 9.

Kim tiền thực sự là cây cảnh "phá phách", tham ăn.

Cây kim tiền phát triển rất khỏe, liên tục ra mầm mới và bộ rễ phát triển cũng rất nhanh. Mùa xuân là thời điểm tốt nhất để chia và thay chậu, đất cho cây cảnh này.

Nếu bạn không kịp thời thay đất cho cây cảnh thì cây có thể nhanh chóng "ăn" sạch đất và khiến chậu "nổ tung". Kim tiền thực sự là cây cảnh "phá phách", tham ăn.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 10.

Cây cảnh: Lưỡi hổ

5. Cây cảnh: Lưỡi hổ

Cây cảnh lưỡi hổ có một hệ thống rễ rất "lừa đảo". Chúng giống như một thân cây nằm ngang và khi nó phát triển mạnh mà bạn không kịp thay chậu, bộ rễ sẽ trực tiếp "phá chậu" mà chui ra.

Bạn có thể dễ dàng chứng kiến điều này sau 1-2 năm không thay chậu cho lưỡi hổ. Đất sẽ bị "ăn" hết và chậu sẽ nổ tung.

5 cây cảnh nếu không đổi "nhà mới" sẽ thành kẻ phá phách, ăn sạch đất, bóp vỡ chậu - Ảnh 11.

Cây cảnh lưỡi hổ có một hệ thống rễ rất "lừa đảo".

Lưỡi hổ nếu phát triển tốt thì hiện tượng nổ chậu có thể diễn ra 2 lần/năm. Bộ rễ của chúng nhanh chóng lấp đầy những chậu lớn.

Nếu không kịp thời chia chậu, cây cảnh sẽ ăn đất, ăn xong đất thì tiếp tục phá chậu. Vì vậy, cứ 2-3 năm một lần cần phải thay chậu cho cây cảnh lưới hổ. Bạn có thể thay chậu lớn hơn hoặc chia nhỏ các nhánh cây thành nhiều chậu mới.

Trên đây là 5 cây cảnh nếu không kịp thời thay "nhà mới" sẽ phát triển phá phách, ăn hết đất chậu và bóp vỡ chậu. Tuy rằng chúng rất "hung hăng" nhưng lại rất được lòng giới chơi cây cảnh vì sức sống mãnh liệt của mình.

(Theo Min.news)


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem