Tân Thạnh là huyện có cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh Long An, trong đó cây lúa là cây trồng chủ lực chiếm tỷ trọng khoảng 80% tổng giá trị sản xuất hàng năm của huyện.
Huyện có diện tích tự nhiên trên 42.000 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp là trên 37.000 ha, chiếm trên 89% tổng diện tích.
Xác định nông nghiệp là thế mạnh của huyện, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X, nhiệm kỳ 2020-2025 của Huyện ủy đề ra mục tiêu tổng quát “…
Mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở xã Nhơn Hòa (huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An) với việc chuyển đất lúa hiệu quả thấp sang trồng sen, tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho nông dân.
Tập trung phát triển ngành nông nghiệp hiệu quả, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp và thích ứng biến đổi khí hậu … tạo bước chuyển mới về phát triển kinh tế-xã hội”, và đưa ra các nhiệm vụ và giải pháp cụ thể, trong đó có chuyển 5.000 ha đất lúa sang trồng cây ăn quả và các loại rau màu.
Trong thời gian qua, các phòng chuyên môn của huyện tham mưu UBND huyện Tân Thạnh xây dựng kế hoạch cụ thể cho giai đoạn và từng năm về công tác chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn, xác định cụ thể chỉ tiêu chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên diện tích đất lúa kém hiệu quả, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền các chủ trương, những quy định về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.
Trên cơ sở định hướng của huyện, hầu hết nghị quyết Đảng bộ các xã cũng xác định mục tiêu, nhiệm vụ trong chuyển đổi cây trồng vật nuôi.
Hàng năm, Đảng ủy xã xây dựng Nghị quyết để lãnh đạo việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi; UBND các xã chủ động xây dựng kế hoạch chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên đất lúa, triển khai và công khai niêm yết cho người dân biết các vùng, vị trí, diện tích đất được phép chuyển đổi đất trồng lúa sang các loại cây trồng, vật nuôi khác tại địa phương để người dân có nhu cầu thực hiện chuyển đổi.
Tình hình chuyển đổi cây trồng, vật nuôi trên địa bàn huyện Tân Thạnh diễn ra nhanh chóng, đa dạng về chủng loại cây trồng và quy mô diện tích liên tục mở rộng, cụ thể đến tháng 8/2022 diện tích cây ăn quả 1.992,8 ha, tăng 1,756,5 ha so năm...
Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao cũng đã và đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An. Trong ảnh là tham quan, học tập mô hình trồng dưa lưới công nghệ cao ở xã Nhơn Ninh.
Ngoài ra, trên địa bàn huyện Tân Thạnh còn có diện tích nuôi thuỷ sản: 922,99, tăng 646,92 ha so năm 2015. Trong đó diện tích đất trồng lúa chuyển sang trồng cây ăn quả là trên 1.308 ha, còn lại trên 684 ha cải tạo từ vườn tạp. Cây trồng khác: hiện có 1.350 ha sen; 30 ha khoai mỡ; 305 ha dưa hấu; 42,3 ha màu các loại.
Diện tích này không cố định, hình thức chuyển đổi chủ yếu là luân canh với lúa 1 vụ hoặc 2 vụ lúa 1 vụ màu. Việc chuyển đổi cây trồng luôn được người nông dân quan tâm trong nghiên cứu, học tập các mô hình và ứng dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật.
Mạnh dạn tìm hiểu và đầu tư các loại cây trồng, vật nuôi mới trên địa bàn huyện như: cây mít, dừa, chanh, sầu riêng … và hiện nay tiếp tục trồng trồng thử nghiệm thêm cây na... Đối với cây ngắn ngày, chủ yếu nông dân trồng cây sen (gồm sen lấy gương và sen lấy ngó), sưa hấu, bắp, bí đỏ…
Những khu vực chuyển đổi, tập trung ở các trạm bơm điện, có đê bao khép kín, nhiều nhất là ở các xã: Tân Lập, Nhơn Ninh, Tân Ninh, Tân Thành.... Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm chủ yếu là trồng cây ăn quả tiếp tục phát triển mạnh trên địa bàn toàn huyện từ năm 2017 đến nay; diện tích trải đều ở các xã, không tập trung thành các vùng chuyên canh.
Việc chuyển đổi từ đất trồng lúa sang nuôi thủy sản chủ yếu là ươm cá tra bột lên cá tra giống phát triển mạnh từ năm 2017 đến cuối năm 2019, do giá cá tra giống tại thời điểm đó tăng cao, nên người dân đã ồ ạt chuyển lên ươm nuôi cá tra giống, nhưng từ đầu năm 2020 đến nay, giá cá tra giống xuống thấp nên người dân ươm nuôi cá tra giống bị thua lỗ và phải lấp ao chuyển trở lại trồng lúa hoặc trồng khác (cây ăn quả).
Diện tích mặt nước nuôi của toàn huyện trên 922 ha. Trong đó diện tích đang nuôi là 687,62 ha gồm: ương cá tra giống, nuôi kết hợp cá ếch, cá tra thương phẩm và các loại cá khác như cá trê, cá rô ....
Nhờ có sự mạnh dạn chuyển từ trồng lúa những vùng đất cho năng suất, hiệu quả thấp sang các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống, nhiều hộ nông dân huyện nhà thật sự đổi đời và mở ra hướng đi mới trong sản xuất nông nghiệp cho vùng đất còn nhiều khó khăn năm nào. Hiệu quả thể hiện rõ nét qua 02 mặt kinh tế và xã hội.
Về mặt kinh tế: Đời sống của người dân trên địa bàn huyện những năm gần đây có nhiều cải thiện, thu nhập ngày càng được nâng lên, kinh tế ngày càng phát triển (trong đó có phần thu nhập từ lĩnh vực nông nghiệp, người dân đã mạnh chuyển đổi cây trồng vật nuôi đối với các diện tích sản xuất lúa hiệu quả thấp chuyển sang cây trồng khác mang hiệu quả kinh tế và thu nhập cao hơn).
Hiện tại diện tích một số loại cây ăn quả đã cho trái như mít, chanh, sầu riêng thu nhập của người nông dân khá cao so với trồng lúa trên cùng một diện tích, có nơi thu nhập của người dân cao hơn so với trồng lúa từ 200-300%.
Đối với chuyển từ đất lúa sang nuôi trồng thủy sản ở giai đoạn đầu có hiệu quả rất cao, nhưng ngay những năm sau đó thì hiệu quả không cao và phần lớn những diện tích nuôi thủy sản không hiệu quả, người nông dân chuyển sang trồng cây ăn trái hoặc san lấp trả lại hiện trạng ban đầu để trồng lúa.
Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, giá một số loại thủy sản rất cao, nhưng do giá thức ăn, vật tư đầu vào tăng cao và thị trường không ổn định, nên nông dân chỉ duy trì nuôi các quy mô có sẵn và không mở rộng diện tích hay nuôi mới.
Trái cây của huyện Tân Thạnh đã góp mặt ở hội chợ tỉnh Long An
Về mặt xã hội: Việc chuyển đổi cây trồng vật nuôi còn giải quyết được việc làm cho lực lượng lao động nông thôn trên địa bàn huyện Tân Thanh, tỉnh Long An.
Nhiều diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả trước đây của huyện được chuyển trồng cây ăn quả và rau màu; từng bước phát triển sản xuất kết hợp với du lịch nông nghiệp; kết cấu hạ tầng nông thôn phục vụ sản xuất nông nghiệp được quan tâm đầu tư đồng bộ gắn việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
Kết quả đó làm cho diện mạo nông thôn huyện Tân Thạnh có chuyển biến rõ rệt và góp phần để huyện xây dựng 11/12 xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao.
Bên cạnh kết quả đã đạt được từ việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, trong quá trình chuyển đổi còn gặp rất nhiều khó khăn, hạn chế như còn mang tính phong trào, bộc phát; nhiều nông dân chuyển đổi sang cây trồng, vật nuôi mới nhưng chưa nắm vững về kỹ thuật nuôi trồng; thiếu sự liên kết trong sản xuất làm ảnh hưởng đến đầu ra của sản phẩm; nông sản sản xuất phần lớn chưa áp dụng theo quy trình, quy chuẩn kỹ thuật, chưa có nhãn mác,... nên giá trị và tính cạnh tranh thấp.
Để phát triển bền vững, trong thời gian tới các cơ quan trong hệ thống chính trị cấp huyện, cấp xã theo chức năng, nhiệm vụ cần có giải pháp thiết thực hơn; trong đó quan tâm khắc phục những khó khăn về điều kiện tự nhiên; rà soát, bổ sung quy hoạch, xác định cây trồng vật nuôi chủ lực; chuyển giao và ứng dụng khoa học kỹ thuật, đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ; tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách khuyến khích chuyển đổi cây trồng, vật nuôi mới; xây dựng mã vùng nuôi trồng, nhãn hiệu; phát huy vai trò HTX; nhu cầu thị trường tiêu thụ...