Ukraine cũng được xếp hạng là nhà nhập khẩu vũ khí lớn thứ 14 trên thế giới trong giai đoạn 5 năm từ 2018 đến 2022, chiếm khoảng 2% lượng nhập khẩu vũ khí toàn cầu, tổ chức tư vấn cho biết.
Trong khi mức chuyển giao vũ khí quốc tế trên toàn cầu đã giảm 5,1% trong 5 năm qua, SIPRI cũng báo cáo rằng nhập khẩu vũ khí của các quốc gia châu Âu đã tăng mạnh 47%, trong khi các quốc gia NATO ở châu Âu tăng nhập khẩu vũ khí lên 65% trong bối cảnh nhận thức được thách thức từ Nga.
Pieter D. Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao của SIPRI, lưu ý: "Ngay cả khi lượng vũ khí chuyển giao trên toàn cầu giảm, thì lượng vũ khí đến châu Âu vẫn tăng mạnh do căng thẳng giữa Nga và hầu hết các quốc gia châu Âu khác".
Ông cũng nhận xét rằng, trong khi Mỹ và các quốc gia NATO khác từ chối yêu cầu của Kiev về máy bay chiến đấu và tên lửa tầm xa do lo ngại xung đột Nga-Ukraine leo thang, họ vẫn cung cấp vũ khí như vậy cho các quốc gia khác liên quan đến cuộc xung đột, "đặc biệt là ở Trung Đông và Nam Á".
Nga và Mỹ vẫn là những nhà xuất khẩu vũ khí lớn nhất thế giới, mặc dù thị phần bán vũ khí của Moscow được cho là đã giảm từ 22% xuống 16% trong khi thị phần của Washington tăng từ 33% lên 40%. Ngoài ra, từ năm 2018 đến năm 2022, doanh số bán vũ khí của Mỹ tăng 14%, trong khi doanh số của Nga giảm 31%.
Trong khi đó, châu Á và châu Đại Dương chiếm 41% lượng vũ khí được giao trong năm 2018-2022, với các quốc gia như Ấn Độ, Australia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pakistan và Nhật Bản nằm trong top 10 nhà nhập khẩu vũ khí toàn cầu. Wesman giải thích rằng nhu cầu được thúc đẩy bởi nguy cơ ngày càng tăng từ Trung Quốc và Triều Tiên.
Đối với Trung Đông, Ả Rập Saudi, Qatar và Ai Cập nằm trong top 10 nhà nhập khẩu vũ khí trong 5 năm qua, với phần lớn vũ khí được cung cấp bởi Mỹ (54%), tiếp theo là Pháp, Nga và Ý.