Dân Việt

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai?

Đền Tiên La - Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc ở xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) là một trong số ít ngôi đền cổ có kiến trúc đá đồ sộ bậc nhất vùng châu thổ sông Hồng. Đền Tiên La thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng...

Đền Tiên La - Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia, tọa lạc ở xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) là một trong số ít ngôi đền cổ có kiến trúc đá đồ sộ bậc nhất vùng châu thổ sông Hồng. 

Sự độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và thế đất thiêng huyền bí nơi tọa lạc ngôi đền Tiên La đã tạo ra sự cộng hưởng diệu huyền thu hút du khách muôn phương.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 1.

Đền Tiên La với nét độc đáo của nghệ thuật kiến trúc và thế đất thiêng huyền bí tọa lạc tại xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình).

Đền Tiên La được xây dựng theo nguyên mẫu kiến trúc cổ “Tiền nhất, hậu đinh”. Đây là nơi phụng thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục - nữ tướng dưới thời Hai Bà Trưng có có công bảo Quốc, hộ dân đánh đuổi quân Ðông Hán xâm lược. 

Nghệ thuật kiến trúc độc đáo với hệ thống cột, xà, kèo đều làm bằng đá được chạm trổ công phu tạo  và thế đất thiêng huyền bí của gò Kim Quy đã tạo ra sự cộng hưởng diệu huyền, hội tụ các giá trị nhân văn trong tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu của người Việt.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 2.

 Nghệ nhân ưu tú Đặng Vũ Trần Nhã - Thủ nhang Đền Tiên La huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình): “Gò Kim Quy là nơi đánh trận lần cuối cùng của Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân và hy sinh ở đó. Di tích đẹp nhất là còn lưu giữ được các sắc phong của các triều đại ghi sắc cho bà”.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 3.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 4.

Để nâng tầm vị thế là thắng cảnh giữa đồng bằng, đáp ứng nhu cầu chiêm bái của du khách thập phương.. Trải qua nhiều lần tu bổ, đến nay, Đền Tiên La có quy mô to lớn, đẹp lộng lẫy cả về địa thế và vóc dáng…. Trong Đền còn lưu giữ được nhiều đồ tế quý giá, thần tích, sắc phong thời Lê đến thời Nguyễn.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 5.

 

Ông Nguyễn Văn Ba, Chủ tịch UBND xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình): “Đây là một trong những di tích có vị trí quan trọng trong văn hoá tâm linh. Sau khi được sự đồng thuận của các cấp có thẩm quyền đã tổ chức trùng tu tôn tạo mở rộng khuôn viên di tích Đền trên 2ha. Cho đến nay các hạng mục công trình đã cơ bản hoàn thành"

Giữ gìn và phát uy giá trị di sản Đền Tiên La hôm nay mang một diện mạo mới sau khi được trùng tu tôn tạo, đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân và du khách thập phương, xứng tầm với Di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 6.

 

Du khách: “Đền rộng rãi và đẹp, toàn bộ đồ thờ tự trong khu vực đền Tiên La đều là những đồ vật quý”

Cùng với giá trị lịch sử, khu di tích còn mang đậm giá trị tâm linh thông qua lễ hội được tổ chức hàng năm từ ngày 10 – 17 tháng 3 âm lịch với nhiều nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian độc đáo. Đây cũng là những yếu tố để Lễ hội Đền Tiên La được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 7.

Một ngôi đền kiểu kiến trúc cổ ở Thái Bình thờ Bát Nạn Đông Nhung Đại tướng quân Vũ Thị Thục, bà là ai? - Ảnh 8.

Việc bảo tồn và phát huy những giá trị di sản văn hóa tại Đền Tiên La (xã Đoan Hùng huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) đang góp phần bảo lưu các giá trị văn hóa truyền thống, góp phần vào việc giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, gắn kết cộng đồng. 

Qua đó tiếp tục khẳng định giá trị lịch sử văn hóa của quần thể di tích Quốc gia Đền Tiên La, nơi bảo tồn gìn giữ và thực hành tín ngưỡng thờ mẫu tam phủ của người Việt - Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại...