Dân Việt

HTX này ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu hẳn lên

Hữu Dụng 06/10/2024 19:00 GMT+7
Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa ban đầu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp như máy gặt, mạ khay. Sau đó chuyển sang chuyên sử dụng cơ giới hóa nông nghiệp, phát triển cây trồng công nghệ cao mang lại thu nhập mỗi năm cho hàng chục tỷ đồng.

Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.

Chuyển từ cung cấp dịch vụ nông nghiệp sang làm nông nghiệp công nghệ cao

Tiếp chúng tôi trong vườn lan hồ điệp chuẩn bị cho vụ tết 2025, ông Nguyễn Xuân Thiên, giám đốc HTX Đông Tiến cho biết: Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến ở xã Đông Tiến huyện Đông Sơn, Thanh Hóa được thành lập năm 2012. 

Ban đầu HTX chuyên hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ nông nghiệp như máy gặt, máy làm đất, máy cấy, mạ khay trong huyện.

 Đến năm 2015, chúng tôi quyết định chuyển đổi mô hình hoạt động sang lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất dưa chuột baby, dưa kim hoàng hậu và sản xuất các loại rau ăn lá. Gắn với sản xuất và xây dựng thương hiệu sản phẩm hữu cơ, VietGAP giúp sản phẩm nâng cao giá trị để đủ sức cạnh tranh trên thị trường…

"Để có đất đai phục vụ sản xuất, khi ấy chúng tôi bắt tay vào tích tụ ruộng đất. Trước đây (PV khu đất rộng 3,2ha trồng các loại dưa) khu này là một vùng đất hoang, người dân không mặn mà với nông nghiệp, để có diện tích như ngày nay chúng tôi phải mua lại toàn bộ ruộng của người dân và bắt đầu cải tạo lại đất. Lúc đó là một quá trình dài và vất vả trong việc làm cánh đồng mẫu lớn", ông Nguyễn Xuân Thiên nhớ lại.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 1.

Hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến ở xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, Thanh Hóa được thành lập năm 2012.

Sau khi hoàn thành tích tụ đất đai, ông Thiên cùng các thành viên của hợp tác xã đã bàn bạc để mời các chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình kiểm nghiệm, phân tích mẫu đất, mẫu nước, quy trình xây dựng và vận hành trang trại nông nghiệp công nghệ cao.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 2.

Đến tháng 5/2015, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến hoàn thành việc lắp đặt nhà màng và bắt tay vào trồng 1.000 gốc dưa kim hoàng hậu với lứa đầu tiên trên diện tích khoảng 500m2.

Đến tháng 5/2015, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến hoàn thành việc lắp đặt nhà màng và bắt tay vào trồng 1.000 gốc dưa kim hoàng hậu với lứa đầu tiên trên diện tích khoảng 500m2. 

Vụ dưa đầu hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến thu được 1,5 tấn. Với giá bán 45 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí, hợp tác xã cũng thu nhập từ 30-40 triệu đồng/vụ.

Từ thành công đó, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến tiếp tục nhân rộng mô hình sản nông nghiệp sạch theo hướng công nghệ cao, quy mô lớn và hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ sản phẩm. 

Ngoài ra, hợp tác xã cũng tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật nhằm nâng cao trình độ, tay nghề cho các thành viên hợp tác xã.

Năm 2018 thực hiện sản xuất rau quả, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến xây dựng 11 nhà màng để sản xuất rau các loại, cà chua, dưa kim hoàng hậu, dưa chuột baby.... Ứng dụng khoa học công nghệ xây dựng mô hình chuỗi giá trị sản xuất, tiêu thụ rau, củ, quả, hoa hữu cơ. 

Trung bình một năm HTX đã tiêu thụ ra ngoài thị trường 120 tấn rau củ quả, thị trường chủ yếu là Thanh Hóa, Hà Nội và một số tỉnh lân cận như Ninh Bình, Hải Phòng, Nghệ An… Mở 3 cửa hàng thực phẩm sạch trên địa bàn huyện Đông Sơn.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 3.

Năm 2018 thực hiện sản xuất rau quả, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến xây dựng 11 nhà màng để sản xuất rau các loại, cà chua, dưa kim hoàng hậu, dưa chuột baby....

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 4.

Theo ông Nguyễn Xuân Thiên, giám đốc HTX Đông Tiến, xã Đông Tiến, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết, để phục vụ cho bà con nông dân tại địa phương cũng như trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa HTX đã đầu tư 15 nhà màng sản xuất rau, củ, quả với diện tích 2 khu sản xuất là gần 37.000m2.

Đến năm 2019, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến mở rộng mô hình sản xuất thêm 4.500m2 nhà màng với 4 nhà màng để sản xuất rau, củ, quả hữu cơ, thầu thêm 30ha ruộng. Liên kết sản xuất và tiêu thụ dưa kim hoàng hậu với 5 HTX trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Đưa công nghệ cao vào sản xuất

Để phục vụ cho bà con nông dân tại địa phương cũng như trong và ngoài tỉnh Thanh Hóa, hiện hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã đầu tư 15 nhà màng sản xuất rau, củ, quả với diện tích 2 khu sản xuất là gần 37.000m2. 

Ngoài ra, hợp tác xã còn đầu tư một số máy móc như: 4 máy cuộn rơm giá trị 400 triệu đồng/máy; 1 máy gặt đập liên hợp; 1 máy gieo mạ và 2 máy cấy, 2 máy cày và xây dựng văn phòng, nhà kho, cửa hàng trưng bày giới thiệu sản phẩm 200m2.

Theo ông Nguyễn Xuân Thiên hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến, xác định công nghệ cao sẽ là chủ lực của hợp tác xã và công ty nên hợp tác xã đã thuê thêm đất mở rộng sản xuất, xây dựng nhà màng, trồng cây chủ lực của đơn vị như dưa vàng kim hoàng hậu, dưa chuột baby (bao tử), cà chua, rau ăn lá họ cải, hoa lan hồ điệp...

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 5.

Hiện hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đang ứng dụng công nghệ hiện đại và cơ giới hóa vào sản xuất.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 6.

Hiện nay các sản phẩm của hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đều được trồng trong nhà màng và đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm được nước tưới, giảm lượng công nhân làm việc thủ công.

Vài năm trở lại đây, nhận thấy xu hướng phát triển của hoa lan hồ điệp là loại hoa cao cấp có giá trị thẩm mỹ và giá trị kinh tế cao, hiện nay sản phẩm này có sức tiêu thụ lớn, giá bán cao giúp mang lại nguồn lợi kinh tế khá lớn cho người trồng. 

Chính vì vậy, năm 2024, hợp tác xã vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất và trồng 40.000 cây lan hồ điệp trên diện tích 2.000m2.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 7.

Năm 2024, hợp tác xã vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã đầu tư hơn 10 tỷ đồng để xây dựng cơ sở vật chất và trồng 40.000 cây lan hồ điệp trên diện tích 2.000m2.

Ông Nguyễn Xuân Thiên cho biết, từ vài năm trước, ông đã có ý tưởng trồng hoa lan hồ điệp nhưng vẫn còn băn khoăn vì chưa nghiên cứu sâu về đặc tính sinh học của loài cây này. 

Bên cạnh đó, để cho cây lan thích ứng với khí hậu nơi đây thì cần phải có giải pháp khắc chế sự thay đổi cực đoan của thời tiết và không biết nó có phù hợp với nhiệt độ nóng như ở Thanh Hóa không...

Sau nhiều lần đi thực tế và tìm hiểu đơn vị cung ứng giống và chuyển giao khoa học công nghệ vào sản xuất lan hồ điệp. 

Ông Nguyễn Xuân Thiên đã quyết định đầu tư trồng loài hoa này với mục đích thương mại. Đầu năm 2024 ông Thiên đã đầu tư hơn 10 tỉ đồng để xây dựng nhà lưới, lắp đặt hệ thống tự động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng; mua sắm các vật tư cần thiết cho việc trồng lan hồ điệp…

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thiên, do khí hậu ở Thanh Hóa này rất nóng mà cây lan hồ điệp lại ưa mát nên hợp tác xã phải xây dựng nhà lưới có màn che, lắp đặt hệ thống cảm biến, tự động điều chỉnh môi trường này. 

Hệ thống được cài đặt chương trình tự động vận hành quạt thông gió, điều hòa nhiệt độ, mái che khi nhiệt độ và ánh sáng trong nhà lưới thay đổi so với chỉ số cho phép. Nhờ đó mà cây lan hồ điệp sinh trưởng rất tốt trong nhà lưới.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 8.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thiên, do khí hậu ở Thanh Hóa này rất nóng mà cây lan hồ điệp lại ưa mát nên hợp tác xã phải xây dựng nhà lưới có màn che, lắp đặt hệ thống cảm biến, tự động điều chỉnh môi trường này.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 9.

Nhiệt độ và độ ẩm là yếu tố quyết định đến sự phát triển của cây lan hồ điệp ở vùng đất có khí hậu khắc nghiệt như Thanh Hóa.

"Đến thời điểm hiện tại, tôi có thể khẳng định mô hình trồng lan hồ điệp của tôi đã thành công và phù hợp với khí hậu nóng như ở Thanh Hóa. Đối với tất cả cây giống, hiện nay tỷ lệ ra ngồng đạt 100%, tỷ lệ ngồng loại 1 đạt trên 97%", ông Nguyễn Xuân Thiên cho hay.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 10.

Cũng theo ông Nguyễn Xuân Thiên, do khí hậu ở Thanh Hóa này rất nóng mà cây lan hồ điệp lại ưa mát nên hợp tác xã phải xây dựng nhà lưới có màn che, lắp đặt hệ thống cảm biến, tự động điều chỉnh môi trường này.

Theo dự kiến của ông Thiên với hơn 40.000 cây lan hồ điệp đang trồng để phục vụ thị trường vào tết dương lịch và tết Nguyên đán 2025 sắp tới, hợp tác xã sẽ thu về khoảng 4 tỉ đồng và lãi khoảng 1 tỷ đồng từ lan hồ điệp này.

Không chỉ vườn lan hồ điệp mà các sản phẩm nông nghiệp của hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đều được vận hành tự động hóa từ khâu chăm sóc đến thu hoạch. Đặc biệt, để giảm chi phí sản xuất, hợp tác xã đã đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời phục vụ sản xuất khép kín.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 11.

Hiện hợp tác xã vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời để phục vụ sản xuất, giúp giảm chi phí tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 12.

Theo dự kiến của ông Thiên với hơn 40.000 cây lan hồ điệp đang trồng để phục vụ thị trường vào tết dương lịch và tết Nguyên đán 2025 sắp tới, hợp tác xã sẽ thu về khoảng 4 tỉ đồng và lãi khoảng 1 tỷ đồng.

"Đầu tư hệ thống điện năng lượng mặt trời tốn kém một lần nhưng dùng được cả chục năm mới tái đầu tư lại. Chính vì vậy, đối với người làm nông nghiệp công nghệ cao như chúng tôi thì điện năng lượng mặt trời rất tiết kiệm giúp giảm một nửa chi phí, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm trên thị trường", ông Thiên nhận định.

Hiện nay các sản phẩm của hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đều được trồng trong nhà màng và đều được ứng dụng công nghệ tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm được nước tưới, giảm lượng công nhân làm việc thủ công, đồng thời có thể canh tác quanh năm mà không sợ ảnh hưởng của thời tiết và sâu bệnh. 

Ngoài ra, hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến cũng đều sử dụng hệ thống tưới nhỏ giọt để phục vụ sản xuất trong hợp tác xã. 

Vì vậy, dù sản xuất nhiều loại cây trồng trên diện tích lớn như hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến tạo việc làm 15 lao động thời vụ với mức lương từ 6 đến 10 triệu đồng/người/tháng.

Hiện doanh thu của hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến trong những năm gần đây lần lượt là: Năm 2021 và năm 2022 là 24,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí là 2,5 tỷ đồng. Năm 2023 doanh thu là 13 tỷ đồng, lợi nhuận sau khi trừ chi phí là 2 tỷ đồng. Năm 2024 ước tính doanh thu 15,05 tỷ, lợi nhuận là 2,35 tỷ.

Một HTX ở Thanh Hóa cơ giới hóa, ứng dụng công nghệ cao, ruộng đẹp như phim, dân giàu lên- Ảnh 13.

Năm 2024, ước tính doanh thu của hợp tác xã dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến là 15,05 tỷ, lợi nhuận là 2,35 tỷ.

Từ năm 2013 - 2023, HTX dịch vụ cơ giới hóa nông nghiệp Đông Tiến đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ, được 1 Bằng chứng nhận của Liên minh HTX Việt Nam; 3 bằng khen của của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa; 5 bằng khen của BCH Liên minh HTX tỉnh Thanh Hóa và nhiều giấy khen của Chủ tịch UBND huyện Đông Sơn, Chủ tịch UBND xã Đông Tiến…