Thanh Hóa: Ông nông dân U60 nuôi ngỗng, nuôi ngan bơi kín cả mặt hồ, đếm không xuể

Hữu Dụng - Hoài Thu Thứ sáu, ngày 22/10/2021 13:05 PM (GMT+7)
Ông Ngô Văn Quyền (SN 1957) ở tiểu khu Thanh Xuân, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã biến vùng “đất khó” thành trại chăn nuôi ngỗng, nuôi ngan, nuôi vịt. Trứng ngỗng, trứng ngan, trứng vịt được ông đưa vào lò ấp nở thành con giống để bán đi khắp nơi...
Bình luận 0

Clip: Mô hình nuôi gia cầm lấy trứng ấp nở thành con giống bán đi khắp nơi của ông nông dân Ngô Văn Quyền, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Gia cầm ông Quyền nuôi là hàng ngàn con ngỗng, con ngan và con vịt. 

Biến vùng "đất khó thành trang trại nuôi ngỗng, nuôi ngan, nuôi vịt đẻ

Dẫn chúng tôi đi thăm mô hình trang trại chăn nuôi tổng hợp của gia đình ông Ngô Văn Quyền, ông Nguyễn Thế Phiệt – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) cho biết: Đây là thành quả hơn 6 năm không ngừng nỗ lực của gia đình hội Ngô Văn Quyền.

Gia đình ông Quyền đã biến vùng đất khó thành mô hình vườn-ao-chuồng tổng hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Theo ông Phiệt, trước đây, khu vực này là vùng đất cồn bãi, không chủ động nước tưới tiêu nên rất khó canh tác, người dân bỏ hoang không làm. Lúc đó xã có chủ trương đổi điền dồn thửa kèm theo một số chính sách ưu đãi, khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cải tạo.

Hộ gia đình ông Quyền đã tiên phong thuê lại để xây dựng trang trại nuôi ngan, nuôi ngỗng, nuôi vịt và ấp trứng ngan, ngỗng cung ứng con giống cho thị trường.

U60 sống khỏe nhờ chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm - Ảnh 2.

Ông Ngô Văn Quyền (SN 1957) ở tiểu khu Thanh Xuân, thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã biến vùng “đất khó” thành trại chăn nuôi ngan, nuôi ngỗng kết hợp mô hình ấp nở trứng ngan, trứng ngỗng mỗi năm cho thu nhập hơn nửa tỷ đồng. Ảnh Hữu Dụng

Trao đổi với phóng viên Báo Dân Việt - ông Ngô Văn Quyền nói: "Từ năm 1981, sau khi rời quân ngũ, tôi phục viên trở về địa phương sinh sống bằng nghề làm ruộng. Qua nhiêu năm làm kinh tế gia đình vẫn không mấy khá giả khiến tôi trăn trở suy nghĩ tìm con đường thoát nghèo trên mảnh đất quê hương...".

Khi ấy, ông Quyền nhận thấy việc chăn nuôi ngan, ngỗng, vịt và ấp trứng ngan, trứng ngỗng trên địa bàn khá phát triển nên nhu cầu cung cấp con giống của người dân cũng cao. 

Chính vì vậy, ông Ngô Văn Quyền đã bàn bạc với gia đình đầu tư sản xuất cơ sở cung ứng con giống cung cấp cho thị trường cho bà con. Bằng số vốn ít ỏi, năm 2000 ông Ngô Văn Quyền đã mua máy ấp trứng về ấp nở trứng trứng ngan, trứng ngỗng đến nay.

U60 sống khỏe nhờ chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm - Ảnh 3.

Nhờ chăn nuôi ngan, nuôi ngỗng và nuôi vịt kết hợp ấp trứng ngan, trứng ngỗng, trứng vịt bán con giống mỗi năm gia đình ông Ngô Văn Quyền thu nhập hơn nửa tỷ đồng. Ảnh Hoài Thu

Ban đầu, khi mới bắt tay vào làm mô hình ấp trứng ngan, trứng ngỗng và trứng vịt bán con giống, ông Quyền phải thu mua thêm trứng từ các trang trại chăn nuôi ngan, ngỗng, vịt trên địa bàn. 

Nhưng lâu dần, ông Quyền nhận thấy việc thu mua này số lượng ít lại không ổn định, và không kiểm soát được chất trứng.

Vì vậy nắm bắt nhu cầu cung cấp thực phẩm của thị trường ngày càng lớn, tận dụng lợi thế đất đai của của địa phương và gia đình, ông Quyền đã mạnh dạn vay vốn đầu tư xây dựng mô hình chuồng trại, lò ấp.

Ông Quyền cũng mua giống ngan, ngỗng, vịt bố mẹ về nuôi nhằm đáp ứng nguồn trứng ngan, trứng ngỗng và trứng vịt tại chỗ cho lò ấp của gia đình...

U60 sống khỏe nhờ chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm - Ảnh 4.

Ông Ngô Văn Quyền là một hội viên nông dân xuất sắc của thị trấn Hậu Lộc. Ảnh Hoài Thu

Kiếm hơn nửa tỷ đồng mỗi năm nhờ nuôi ngỗng, nuôi ngan

Theo ông Ngô Văn Quyền việc chăn nuôi ngan, ngỗng và vịt sinh sản phải đảm bảo chất lượng nguồn thức ăn và kiểm soát dịch bệnh chặt chẽ thì mới đạt hiệu quả cao. Quả trứng khi đưa vào lò ấp tỷ lệ nở cũng cao. Con giống có khỏe mạnh thì khi đưa ra thị trường mới có uy tín và được chấp nhận.

Hiện cơ sở chăn nuôi ấp nở trứng ngan, trứng ngỗng và trứng vịt của gia đình ông Quyền đang nuôi 1.100 con ngỗng, 1.500 con ngan và 500 con vịt bố mẹ để cung cấp con giống ngỗng, ngan, vịt cho các trang trại trên địa bàn huyện Hậu Lộc và các huyện lân cận. 

Ngoài ra, một số trang trại ở các tỉnh Ninh Bình, Nam Định cũng tìm đến trang trại của ông để thu mua con giống.

Ông Ngô Văn Quyền luôn duy trì 5 máy ấp trứng gia cầm với công suất 12.000 trứng/máy. Mỗi năm gia đình ông thu nhập khoảng 500 – 600 triệu từ việc bán con giống như ngan, ngỗng, vịt và bán ngan, ngỗng, vịt thịt... 

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá thức ăn tăng cao, người dân chăn nuôi không hiệu quả nên nguồn thu của gia đình ông Quyền 2 năm trở lại đây đã giảm đi một nửa.

U60 sống khỏe nhờ chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm - Ảnh 5.

Để tạo bóng mát cho đàn ngan, ngỗng và vịt ông Ngô Văn Quyền đã trồng thêm các loại cây ăn quả trên vườn và xung quanh bờ các ao. Ảnh Hoài Thu

Để tạo bóng mát cho đàn ngan, ngỗng, vịt ông Quyền đã đầu tư trồng hơn 500 gốc bưởi Diễn, bưởi da xanh và bưởi đỏ Luận Văn hiện đã cho trái 2 vụ. 

Cùng với đó, ông cũng trồng thêm nhãn, chuối vừa cho quả, vừa bổ sung thêm thức ăn xanh cho đàn gia cầm.

Theo ông Ngô văn Quyền cho biết thêm: Việc kết hợp nuôi ngan, nuôi ngỗng và vịt dưới tán cây nâng cao hiệu quả kinh tế trên cùng một đơn vị diện tích. 

Thêm vào đó, đàn ngan và ngỗng được nuôi theo kiểu bán chăn thả, hàng ngày tìm thức ăn còn giúp làm sạch đất, các loại cỏ dại cũng khó phát triển hơn.

Giờ đây sau nhiều năm chăn nuôi ngan, nuôi ngỗng và vịt, ông Quyền không chỉ phát triển kinh tế cho chính mình, gia đình ông còn tạo việc làm lao động thường xuyên cho 3 lao động địa phương với mức lương 6 triệu đồng/người/tháng... 

U60 sống khỏe nhờ chăn nuôi ấp nở con giống gia cầm - Ảnh 6.

Ngoài chăn nuôi ngan, ngỗng và vịt ra ông Ngô Văn Quyền còn trồng các loại cây ăn quả. Ảnh Hữu Dụng

Ngoài ra, ông còn hướng dẫn, tạo điều kiện hỗ trợ vốn, con giống và kiến thức chăn nuôi cho các hộ có cùng sở thích cùng tham gia phát triển kinh tế gia đình, giảm nghèo. 

Nhiều hộ gia đình đã biết chuyển đổi hình thức chăn nuôi khoa học, có của ăn, của để, đời sống dần ổn định, góp phần xây dựng nông thôn mới theo chủ trương của Đảng và Nhà nước. 

Ông Nguyễn Thế Phiệt – Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Hậu Lộc, huyện Hậu Lộc (tỉnh Thanh Hoá) cho biết: Ông Ngô Văn Quyền là một trong những hội viên nông dân tiêu biểu, tích cực đi đầu trong phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi. 

"Trong những năm qua, với mô hình trang trại vườn ao chuồng kết hợp ấp nở, bán ngan, ngỗng, vịt giống, gia đình ông Ngô Văn Quyền đã giúp đỡ cho nhiều lao động địa phương có việc làm và thu nhập ổn định. Hàng năm, gia đình ông đều đạt danh hiệu hộ sản xuất kinh doanh giỏi của thị trấn, của huyện và được các cấp, các ngành khen thưởng...", ông Ngô Văn Quyền.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem