Thứ hai, 20/05/2024

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt công bố 10 sự kiện nông nghiệp, nông thôn nổi bật năm 2021

22/12/2021 5:00 PM (GMT+7)

Từ các kết quả nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt xin giới thiệu 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành nông nghiệp do báo tổ chức bình chọn.

Lần đầu tiên được tổ chức, chương trình Bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021 và Toạ đàm: "Chuyển đổi từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022" của Báo Nông thôn ngày nay/Điện tử Dân Việt nhận được sự quan tâm, đóng góp ý kiến của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt công bố 10 sự kiện nông nghiệp, nông thôn nổi bật năm 2021 - Ảnh 1.

Chương trình Bình chọn 10 sự kiện nông nghiệp nổi bật năm 2021 và Toạ đàm: "Chuyển đổi tư duy tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh chinh phục thị trường nông sản thế giới 2022" lần đầu tiên được báo Nông thôn ngày nay/Dân Việt tổ chức. Ảnh: Phạm Hưng.

Từ các kết quả, điểm nổi bật của ngành nông nghiệp năm 2021, trên cơ sở ý kiến góp ý của các chuyên gia nông nghiệp, thay mặt Ban Tổ chức, Nhà báo Lưu Quang Định- Tổng Biên tập Báo Nông thôn Ngày nay/Điện tử Dân Việt công bố 10 sự kiện nổi bật nhất của ngành nông nghiệp năm 2021 do các chuyên gia nông nghiệp, nông dân, nông thôn hàng đầu bình chọn.

10 SỰ KIỆN NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN NỔI BẬT NĂM 2021 ĐƯỢC BÌNH CHỌN BỞI 10 CHUYÊN GIA HÀNG ĐẦU VỀ NÔNG NGHIỆP, NÔNG DÂN, NÔNG THÔN HIỆN NAY, GỒM:

1. Ông Hồ Xuân Hùng - Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và PTNT, nguyên Thứ trưởng Bộ NNPTNT;

2. TS Đặng Kim Sơn - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (mặc dù TS đang đi công tác tại Australia, nhưng ông dành thời gian tham gia buổi bình chọn và tọa đàm ngày hôm nay qua zoom từ Australia).

3. GS Võ Tòng Xuân - chuyên gia nông nghiệp, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ (do dịch bệnh Covid-19 nên GS sẽ tham dự buổi bình chọn và tọa đàm qua zoom, xin được chào GS).

4. GS-VS Nguyễn Văn Bộ - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam.

5. TS. Nguyễn Văn Tiến - Vụ trưởng Vụ Nông nghiệp, Ban Kinh tế Trung ương.

6. Ông Hoàng Văn Tú - chuyên gia hệ thống thực phẩm, đại diện Tổ chức Nông lương LHQ (FAO) tại Việt Nam.

7. ThS. Bùi Kim Thùy - chuyên gia, Đại diện Cấp cao Hội đồng kinh doanh ASEAN- Hoa Kỳ (USABC).

8. TS Nguyễn Xuân Dương - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam, nguyên Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ Nông nghiệp và PTNT).

9. Ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia nông nghiệp, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Nông thôn mới.

10. Bà Nguyễn Thị Thành Thực - doanh nhân, Ủy viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico.


Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt công bố 10 sự kiện nông nghiệp, nông thôn nổi bật năm 2021 - Ảnh 3.

Theo đánh giá của các chuyên gia nông nghiệp, việc 5.000 container ùn tắc ở các cửa khẩu đợi thông quan sang Trung Quốc cho thấy nhiều vấn đề bất cập trong chuỗi cung ứng.

1. Tăng trưởng nông nghiệp năm 2021 đạt 2,82%. 

Chịu tác động bởi dịch Covid-19, tăng trưởng nông nghiệp vẫn duy trì ở mức cao so với GDP bình quân chung cả nước (ước đạt 2%). Sản lượng lương thực tăng hơn 1 triệu tấn đạt 43,86 triệu tấn trong điều kiện sử dụng linh hoạt 3,5 triệu ha đất lúa mà Quốc hội thông qua; góp phần đảm bảo an ninh lương thực vững chắc và phục vụ xuất khẩu.

Đây cũng là năm đầu tiên ngành nông nghiệp thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII về xây dựng "nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh".

Tại Hội nghị thượng đỉnh Đại hội đồng LHQ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tuyên bố: Việt Nam sẽ trở thành nhà cung ứng lương thực minh bạch, trách nhiệm, bền vững của thế giới.

2. Xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD, tăng 14,9% so với năm 2020. 

Thặng dư thương mại đạt 6,4 tỷ USD, giảm 40% so với năm 2020. Cụ thể: Nông nghiệp tăng 3,19%, lâm nghiệp tăng 3,5%, thủy sản tăng 1,58%.

Đây cũng là năm đầu tiên Hoa Kỳ trở thành thị trường xuất khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam đã vượt qua Trung Quốc, Thái Lan, Philipines để trở thành quốc gia châu Á xuất khẩu lớn nhất nông lâm thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ.

Có 9 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1,0 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD (gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo).

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt công bố 10 sự kiện nông nghiệp, nông thôn nổi bật năm 2021 - Ảnh 4.

Một trong những điểm nhấn ấn tượng của ngành nông nghiệp năm 2021 là xuất khẩu nông lâm thủy sản lần đầu đạt kỷ lục đạt 48,6 tỷ USD.


3. 1,3 triệu lao động hồi hương sau làn sóng Covid-19. 

Sau đại dịch Covid-19, ước tính đã có 1,3 triệu lao động từ các tỉnh phía Nam hồi hương về quê (ở miền Bắc). Vấn đề này đặt ra câu hỏi cần giải quyết, đó là cần xây dựng các ngành nghề ở nông thôn để hạn chế tình trạng di cư, giúp người dân yên tâm ở lại lao động sản xuất.


4. 5.000 xe container chở hàng hóa nông sản ùn tắc tại cửa khẩu. 

Đây là đợt ùn tắc kỷ lục xe chở nông sản tại cửa khẩu Lạng Sơn, Móng Cái. Thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải xem xét và xây dựng lại mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, trong đó có vấn đề về kiểm soát dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc sản phẩm, xây dựng mã số vùng trồng...

5. Giá cả vật tư đầu vào tăng cao, giá thực phẩm giảm sâu. 

Trong khi giá thịt lợn, nhất là giá gia cầm giảm sâu suốt hơn 1 năm với giá thịt lợn hơi giảm tử 80.000-90.000 đồng/kg xuống còn 50.000-60.000 đồng/kg; giá gà thấp nhất còn 29.000-37.000 đồng/kg. Trong khi đó, giá vật tư đầu vào (thức ăn chăn nuôi tăng gấp 2 lần, phân bón tăng 3 lần), đặc biệt phân bón u rê đã vượt mốc 1 triệu đồng/bào đã gây khó khăn cho người nông dân.

6. Cả nước đã có 5.496 sản phẩm OCOP được công nhận đạt từ 3 sao trở lên, riêng năm 2021 đã tăng thêm 2.000 sản phẩm.

7. Làn sóng nông sản lên sàn thương mại điện tử trong đại dịch Covid-19. 

Đã có 2 triệu hộ nông dân đăng ký gian hàng số trên các sàn thương mại điện tử. Nhiều mặt hàng như vải thiều, nhãn, xoài đã được đưa lên sàn điện tử để tiêu thụ.

Cũng trong năm 2021, Bộ NNPTNT đã quyết định thành lập Tổ công tác 970 để kết nối tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân 19 tỉnh, thành phía Nam chịu tác động bởi phong tỏa và giãn cách vì Covid-19, qua đó giúp nhiều mặt hàng nông sản đã được tiêu thụ kịp thời.

Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt công bố 10 sự kiện nông nghiệp, nông thôn nổi bật năm 2021 - Ảnh 5.

Năm 2021 chứng kiến làn sóng nông sản được tiêu thụ trên các sàn thương mại điện tử

8. Cam kết tại COP 26 về chống biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính. 

Theo đó, tại Hội nghị COP 26 diễn ra ở Glasgow (Vương Quốc Anh), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã đưa ra cam kết: Đến năm 2030, Viêt Nam sẽ chấm dứt nạn phá rừng và giảm phát thải khí nhà kính trong canh tác, nhất là trồng trọt và chăn nuôi.

9. Quốc hội phê duyệt chương trình xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Mục tiêu xây dựng nông thôn mới theo chiều sâu, phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch sinh thái. Bổ sung tiêu chí xã nông thôn mới kiểu mẫu, huyện nông thôn mới, tỉnh nông thôn mới.

Đồng thời, đã thông qua Nghị quyết cho phép thành lập Ban Chỉ đạo chung cho cả 3 Chương trình mục tiêu quốc gia: Xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Giảm nghèo và an sinh xã hội bền vững giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030.

10. Khánh thành đại dự án Cống Cái Lớn – Cái Bé giai đoạn 1 với tổng vốn đầu tư trên 3.000 tỷ đồng, phục vụ tưới cho 384.000ha lúa vùng mặn ngọt ở đồng bằng sông Cửu Long.

Đây cũng là dự án nhận được rất nhiều quan tâm, tranh cãi nhiều chiều. Việc khánh thành dự án sẽ giúp giảm xâm nhập mặn ở ĐBSCL và chủ động nguồn nước tưới bền vững phục vụ canh tác lúa và nuôi trồng thủy sản.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Lãng phí lớn từ số lượng khủng căn hộ tái định cư bỏ hoang tại TP.HCM, Hà Nội

Tại các thành phố lớn, nhiều khu tái định cư có tỷ lệ lấp đầy rất thấp, thậm chí có những tòa nhà không có người ở. Các tòa nhà xây dựng với quy mô lớn, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng nhưng lại bị bỏ không hoặc sử dụng không hiệu quả, tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng ngân sách Nhà nước mỗi năm.

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Đề xuất mới cho hệ thống buýt TP.HCM: Xe điện 100%

Công ty Phương Trang cho biết sẵn sàng đầu tư xe buýt thuần điện mới nhằm góp phần "xanh hóa" hệ thống giao thông đô thị tại TP.HCM.

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Dự án hydro xanh đầu tiên ở Việt Nam được ngân hàng ngoại tư vấn tài chính

Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam vừa ký thỏa thuận với công ty The Green Solutions trụ sở tại TP.HCM để cung cấp dịch vụ tư vấn tài chính cho dự án hydro xanh Trà Vinh, dự án năng lượng hydro xanh đầu tiên tại Việt Nam.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Chinh phục Olympic Games Paris 2024: Các phần thưởng giá trị lớn đã có chủ.

Kết thúc giai đoạn 1 chương trình “Chinh phục Olympic Games Paris 2024”, Sacombank đã tìm ra 41 khách hàng may mắn sở hữu các phần thưởng giá trị. Giai đoạn 2, Sacombank triển khai chương trình hoàn tiền khi chi tiêu tại nước ngoài với tổng ngân sách đến 2 tỷ đồng.

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

TP.HCM thúc đẩy phát triển năng lượng sạch từ hơn 11 triệu USD của USAID

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Sở Công Thương TP.HCM hôm nay 17/5 tổng kết kết quả về hợp tác thúc đẩy năng lượng tái tạo và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả sau 5 năm tại thành phố.

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

NHNN dự kiến cho kéo dài thời gian giãn nợ, hoãn nợ thêm 6 tháng

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 02 quy định về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ đến hết năm 2024 thay vì chỉ đến cuối tháng 6/2024.