Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
CUỘC SỐNG CỦA NHỮNG ĐỨA TRẺ VÙNG CAO TRONG GIÁ LẠNH TỪ 4 ĐẾN 5 ĐỘ C
Quanh những con đường thuộc xã biên giới Thượng Phùng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang) hiện có nhiều hộ dân sinh sống, hầu hết là đồng bào dân tộc H'Mông. Những đứa trẻ sinh ra thường đối diện với những thiếu thốn, phải biết tự lập từ nhỏ. Trong giá lạnh giá 4 độ C, trẻ em vùng cao Tây Bắc vẫn giúp bố mẹ đi chăn bò trên nương rẫy.
Mặc dù chỉ mới học tiểu học nhưng những đứa trẻ tại đây đã phải học tính tự lập để lo cho cuộc sống hàng ngày của mình.
Video: Cuộc sống hàng ngày của trẻ em vùng biên dưới thời tiết giá lạnh 4 độ C.
Những đứa trẻ sau khi vệ sinh cá nhân xong đã xếp hàng ngay ngắn trong sân trường nghe thầy cô dặn dò chuẩn bị cho ngày học mới.
Thầy Đỗ Mạnh Thường, Phó Hiệu trưởng trường tiểu học Thượng Phùng (Mèo Vạc, Hà Giang) chia sẻ: "Lúc đầu mới vào học trường nội trú các em vẫn chưa quen, vì trước đấy được sống tự do, không biết vệ sinh cá nhân thậm chí nhiều em còn ăn cơm bằng tay. Sau khi vào trường, được các giáo viên nhắc nhở, đã tạo nên môi trường quy củ hơn".
Những đứa trẻ thích thú với những món ăn được thầy cô chuẩn bị cho mình.
Ăn cơm xong, những đứa trẻ mang theo khay cơm của mình ra bể nước xếp hàng chờ đến lượt rửa.
HI VỌNG THOÁT NGHÈO TỪ CON CHỮ
Công việc chính của những người dân tại xã Thượng Phùng chủ yếu là làm nương rẫy. Hàng năm, những đứa trẻ phải theo bố mẹ phụ việc vì thế việc học bị gián đoạn, nhiều em đã đến tuổi đi học nhưng vẫn không thể đánh vần dù là những chữ cái đơn giản.
Trong 5 năm nay trở lại đây, sau quá trình vận động và thuyết phục của chính quyền xã Thượng Phùng cũng như của giáo viên trường tiểu học và trung học Thượng Phùng thì số trẻ đến trường đã tăng lên, hầu như toàn bộ các em trong xã đến độ tuổi đi học điều được đến trường.
Trong tiết trời giá lạnh, đám trẻ vẫn phụ giúp bố mẹ đi chăn bò trên nương rẫy.
"Tôi chỉ mong những con chữ và kiến thức hôm hay sẽ giúp các em sau này không còn phải nghèo khổ như trước đây, vì thật sự muốn thoát nghèo chỉ có con đường duy nhất là học", lời chia sẻ của cô giáo trẻ Triệu Thị Duyên, trường tiểu học Thượng Phùng.
Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất Hà Giang, nên cô giáo Duyên hiểu được những thiệt thòi và khó khăn mà người dân cũng như những đứa trẻ nơi đây phải chịu.
Chỉ có kiến thức và con chữ mới giúp được những đứa trẻ nơi đây thoát được cảnh nghèo khó.
Sau khi kết thúc thời gian học buổi tối, những đứa trẻ tự giác về phòng ngủ của mình để đọc sách hoặc vui chơi cùng bạn. Những phòng ngủ được tận dụng từ những phòng học, mỗi phòng có hơn 20 em.
Tuy không gian không được rộng rãi và phải sống xa bố mẹ nhưng nhiều em nhỏ vẫn vui vẻ vì đã có thêm những quãng thời gian vui đùa bên bạn bè. Cũng như các trường học vùng cao khác, cơ sở vật chất thiếu thốn, điều kiện sinh hoạt chưa đủ tốt nhưng cùng thầy cô, học sinh nơi đây đã tự tạo cho mình một cuộc sống tự lập.
Ai cũng tự giác đi nhẹ nhàng về phòng ngủ của mình, đợi thầy cô điểm danh rồi tắt điện.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.