Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nhiều năm qua ở Thủ đô, các dòng sông như Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy luôn ở mức độ ô nhiễm trầm trọng. Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, dòng chảy bị thu hẹp, nhiều hộ dân sống cạnh sông nhưng phải góp tiền khoan giếng để lấy nước tưới rau.
ẢNH: Sông Tô Lịch, sông Tích, sông Nhuệ và sông Đáy ô nhiễm
Dòng nước tại các sông đều bốc mùi nồng nặc, đen kịt, dòng chảy bị thu hẹp, ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt của người dân xung quanh.
Video: Cuộc sống của người dân xung quanh 4 con sông "chết" ở Hà Nội.
Bốn con sông thuộc nội đô Hà Nội bao gồm Tô Lịch, sông Nhuệ, sông Đáy, sông Tích đang bị "bức tử" từng ngày vì ô nhiễm. Nguồn nước tại các con sông này bị đủ các loại rác, nước thải sinh hoạt bủa vây làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống người dân.
Bà Lê Thị Hồng, khu đô thị Linh Đàm cho biết: "Tôi sống tại đây cũng đã mấy chục năm nạy. Cách đây gần 20 năm sông Tô Lịch không ô nhiễm như thế này, đứng trên sông có thể nhìn thấy đàn cá đang bơi lội phía dưới. Tuy nhiên, những năm gần đây dòng sông trở nên ô nhiễm nặng hơn".
Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm "hồi sinh" sông Tô Lịch. Mới đây nhất là dự án "Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá" được khởi công từ ngày 18/5/2020 với mục tiêu đưa hàng trăm nghìn mét khối nước thải về nhà máy Yên Xá xử lý trước khi đổ ra sông. Tuy nhiên cho đến nay, dự án vẫn đang triển khai và nước sông Tô Lịch vẫn trong tình trạng ô nhiễm trầm trọng.
Kèn theo đó là mùi hôi thối.
Những năm vừa qua, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án kết hợp với các doanh nghiệp từ Đức, Nhật Bản nhằm "hồi sinh" sông Tô Lịch.
Đoạn sông Nhuệ chảy qua khu vực cầu Hữu Hòa (Thanh Trì, Hà Nội) đang trở thành nơi chứa rác. Hàng chục tấn rác thải ùn ứ nơi đây đang từng ngày bức tử con sông. Theo tìm hiểu của phóng viên Dân Việt, tình trạng rác thải đổ tràn lan dọc bờ sông đã có từ lâu và các bãi rác này ngày càng lớn dần, lan cả xuống lòng sông. Mặc dù được dán khá nhiều biển cảnh báo nhưng nơi đây vẫn ngập tràn rác thải, gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Khu vực ô nhiễm với đủ các loại rác thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp... trải dài cả km. Theo những người dân sinh sống quanh khu vực này, tình trạng rác thải xâm lấn đã diễn ra trong thời gian dài nhưng gần đây số lượng rác thải đổ trộm tăng đột biến, đặc biệt là về đêm. Còn đối với những người dân đi qua đây không chỉ ngán ngẩm với mùi hôi thối từ nước sông ô nhiễm, nay thêm cảnh rác thải bủa vây khiến ai cũng cảm thấy ái ngại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của các hộ dân sinh sống xung quanh khu vực. Bà Lê Thị Lan (Hữu Hoà, Thanh Trì, Hà Nội) cho biết: "Cách đây mấy chục năm dòng sông Nhuệ vẫn còn sạch, lúc đó người dân ở đây thoải mái đánh cá và có thể gánh nước về sinh hoạt. Tuy nhiên, hơn 10 năm trở lại đây nước ở đây ngày càng ô nhiễm, cá tôm không thể sống được, con người khi tiếp xúc trực tiếp thì có thể bị mắc bệnh ngoài da".
Tình trạng ô nhiễm môi trường tại sông Nhuệ mặc dù đã được cải thiện tuy nhiên đây chỉ là những biện pháp tạm thời. Người dân sinh sống hai bên bờ sông Nhuệ vẫn mong mỏi, chờ đợi một giải pháp thực sự hiệu quả, mang tính bền vững để chấm dứt cảnh sống chung với rác.
Nơi đây đang trở thành nơi chứa rác, hàng chục tấn rác thải ùn ứ nơi đây đang từng ngày bức tử con sông này.
Đặc biệt trong khu vực này còn tồn tại những khu chợ ven sông, hàng ngày có rất nhiều rác thải được vứt bỏ xuống dòng sông làm cho tình trạng ô nhiễm càng trở nên trầm trọng.
Hàng trăm hộ dân sống tại ven các con sông Đáy, sông Tích đang ngày ngày phải đối mặt và sống chung với tình trạng ô nhiễm, mùi hôi thối nồng nặc từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, người dân quanh khu vực này hàng ngày vẫn phải trồng rau cạnh những con sông ô nhiễm trầm trọng này. Mặc dù, người dân đã phản ánh nhiều, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết, đâu rồi lại vào đó khiến họ trở nên dần quen với tình cảnh này.
Chị Nguyễn Thị Chuyền (thôn Cát Thuế, xã Vân Côn, huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết: "Hiện tại, tôi và những người sống quanh đây trồng hoa màu điều phải dùng nước giếng khoan. Dù ở cạnh sông Đáy, chưa tới 10 m nhưng do dòng nước ô nhiễm nên không thể tưới tiêu được".
Được biết để đảm bảo nguồn nước tưới tiêu, những người dân khu vực này đã phải đóng góp lại để tiến hành khoan giếng lấy nước để phục vụ việc sản xuất nông nghiệp.
Mặc dù vườn rau và dòng sông cách nhau chưa tới 10 m nhưng chị Chuyền vẫn không thể sử dụng để tưới tiêu.
Người dân buộc phải dùng nước giếng khoan vì nước dòng sông Đáy ô nhiễm trầm trọng.
Tuy không ô nhiễm trầm trọng so với 3 con sông trên, nhưng sông Tích cũng đang trong tình trạng bị "bức tử" hàng ngày. Theo quan sát, có nhiều đoạn chưa được nạo vét, khơi thông dòng chảy ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thoát nước.
Anh Nguyễn Văn Hưng (Quốc Oai, Hà Nội) cho biết: "Cách đây nhiều năm, để bắt được những con cá hay con ngao ở khu vực này chúng tôi phải lặn rất sâu và bơi thuyền ra giữa sông. Tuy nhiên, thời gian gần đây dòng sông bị thu hẹp và xuất hiện nhiều vùng trũng nên việc bắt cũng dễ hơn".
Dòng chảy của con sông bị thu hẹp, làm ảnh hưởng đến việc sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống của người dân ven sông Tích.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.