Dân Việt

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách

Diệp Diệp 04/04/2023 06:11 GMT+7
Theo người xưa, có những cây cảnh có thể dưỡng người, vừa là vị thuốc vừa dùng để pha trà, làm món ăn có nhiều dưỡng chất và có tác dụng dưỡng sinh rất tốt, tránh được nhiều bệnh tật.

Những cây cảnh này không chỉ đẹp, thơm, còn có thể pha trà, làm thuốc, nấu ăn vừa ngon vừa bổ.

Con người hiện đại ngày càng chú trọng đến việc giữ gìn sức khỏe. Có rất nhiều cách để duy trì sức khỏe, chẳng hạn như ăn uống, tập thể dục, thậm chí là trồng hoa, cây cảnh để có thêm thú vui, thức uống để đạt được mục đích giữ gìn sức khỏe.

Người xưa có câu: "Người nuôi hoa 1 năm, hoa dưỡng người cả đời". Cây cảnh không chỉ làm phong phú cuộc sống của chúng ta mà còn có thể làm cho môi trường tươi đẹp hơn, cải thiện không khí gia đình, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 1.

Cây cảnh không chỉ làm phong phú cuộc sống của chúng ta mà còn có thể làm cho môi trường tươi đẹp hơn, cải thiện không khí gia đình, giúp cơ thể chúng ta khỏe mạnh hơn.

Hơn nữa, có những cây cảnh còn là vị thuốc, có thể pha trà, làm món ăn có nhiều dưỡng chất và có tác dụng dưỡng sinh rất tốt, tránh được nhiều bệnh tật.
Hãy xem đó là những cây cảnh nào nhé!

1. Cây cảnh: Mào gà có thể nấu canh

Mào gà (Celosia) là cây cảnh phổ biến. Chúng vừa rực rỡ vừa dễ trồng nên thường được dùng làm cây trang trí ở các vành đai xanh.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 2.

Mào gà (Celosia) là cây cảnh phổ biến.

Đây cũng là cây cảnh "cổ xưa" thường mọc hoang ở vùng nông thôn, nhiều nông dân cũng bưng vào cụm về trồng cho "vui cửa vui nhà".

Những bông hoa đỏ rực, có kết cấu như chiếc mào gà nhìn rất vui mắt, rực rỡ, là ký ức đẹp đẽ trong tuổi thơ của nhiều người.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 3.

Những bông hoa đỏ rực, có kết cấu như chiếc mào gà nhìn rất vui mắt, rực rỡ, là ký ức đẹp đẽ trong tuổi thơ của nhiều người.

Không chỉ vậy, hoa mào gà còn là một vị thuốc bắc thường được sử dụng để giải phong hàn, hạ sốt, mát máu, cầm máu.

Hoa mào gà cũng có thể được sử dụng để nấu ăn, có thể nấu cháo, chiên thịt. Nếu ở nhà có mảnh sân nhỏ, bạn có thể gieo một mảnh cây cảnh này bằng cách rắc một số hạt giống xuống đất là cây có thể sinh trưởng tốt.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 4.

Hoa mào gà cũng có thể được sử dụng để nấu ăn, có thể nấu cháo, chiên thịt.

Cây cảnh này cũng có khả năng chống lạnh, một mảnh hoa đỏ tươi, rạng rỡ trước sân sẽ khiến mọi người vui vẻ, phấn chấn. Nó cũng có thể trồng trong chậu, đặt ngoài ban công cũng rất đẹp.

2. Cây cảnh: Hoa nhài pha trà thơm ngào ngạt

Hoa nhài luôn được đa số người chơi cây cảnh yêu thích. Cây cảnh này có lá xanh mướt đáng yêu, hoa trắng muối, tươi mát dễ chịu, khoe sắc trắng không tì vết.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 5.

Hoa nhài luôn được đa số người chơi cây cảnh yêu thích.

Trên thực tế, tác dụng của cây cảnh này không hề nhỏ. Hương hoa nhài có thể giải tỏa tâm trạng con người, giảm lo âu bất an, giúp con người thư thái tinh thần.

Đồng thời, lá nhài cũng có tác dụng hấp phụ tốt các chất có hại xung quanh. Ngoài ra hoa nhài còn có thể ăn được, có thể dùng để pha trà nhài rất thơm. Hoa nhài cũng có thể dùng để chưng cất nước hoa.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 6.

Hoa nhài còn có thể ăn được, có thể dùng để pha trà nhài rất thơm

Thường xuyên ăn hoa nhài rất tốt cho cơ thể. Trà hoa nhài có tác dụng thanh nhiệt giải độc, mát gan giảm suy nhược. Đây là loài hoa giữ gìn sức khỏe rất tốt nên để trong nhà. Ngay cả các thầy thuốc xưa cũng thích trồng hoa nhài tròng nhà.

3. Cây cảnh: Hoa đại làm thảo dược

Hoa đại (hoa sứ) là cây cảnh được nhiều người yêu thích. Cây cảnh có hình dáng đẹp, với các nhánh thẳng và mạnh mẽ.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 7.

Cây cảnh có hình dáng đẹp, với các nhánh thẳng và mạnh mẽ.

Những bông hoa đại có cánh hoa màu vàng nhạt và tâm màu vàng, nở xòe rất đẹp, mùi thơm nồng nàn. Hoa đại có thể được làm thành thuốc y học cổ truyền sau khi sấy khô.

Các bộ phận của cây đều có khả năng chữa bệnh. Hoa có khả năng tiêu đờm, thanh nhiệt, trừ ho, lương huyết và trừ thấp. Còn phần nhựa mủ có khả năng sát trùng, tiêu viêm.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 8.

Các bộ phận của cây cảnh đều có khả năng chữa bệnh.

Tuy nhiên, nhựa cây, rễ và vỏ cây đại đều có độc nên sử dụng cây đại để làm thuốc phải có khuyến cáo của bác sĩ và chú ý liều dùng phù hợp.

Cây cảnh này rất đẹp khi được nuôi trong chậu ở nhà, nhưng nó thích môi trường ấm áp và ẩm ướt, vì vậy bạn chú ý cung cấp cho nó môi trường sống phù hợp.

4. Cây cảnh: Bạc hà, vị cay nồng, làm mát và giải nhiệt

Bạc hà là một loại cây xanh có nhiều loại. Hình dáng của cây bạc hà rất tinh tế, lá tươi tốt quanh năm. Bề mặt lá có những đường nhăn nheo, nổi rõ gân lá, có giá trị làm cảnh tốt.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 9.

Hình dáng của cây bạc hà rất tinh tế, lá tươi tốt quanh năm.

Tuy nhiên, nó cũng là loại hương liệu, loại rau được nhiều người ưa thích cho vào món ăn, đồ uống và các nhu yếu phẩm hàng ngày.

Ví dụ như kẹo bạc hà, kem đánh răng bạc hà, đồ uống bạc hà... Cây cảnh này có giá trị y học tốt, có tác dụng giải nhiệt mùa hè, thông mũi và cổ họng. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng giảm cảm lạnh, nghẹt mũi, cảm lạnh và các bệnh khác.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 10.

Cây cảnh này có giá trị y học tốt, có tác dụng giải nhiệt mùa hè, thông mũi và cổ họng.

Bạc hà mọc cay nồng, khả năng sinh sản mạnh, trồng dưới đất có thể phát triển thành diện tích lớn. Bạn nên trồng trong chậu đặt ngoài ban công cũng rất làm cảnh, rất dễ sống, thích hợp cho người mới tập trồng cây.

5. Cây cảnh: Mộc hương điềm lành bay xa, có thể ủ rượu, pha trà, làm bánh

Hoa mộc hương (Osmanthus fragrans) là một trong những giống hoa nổi tiếng, được nhiều người yêu thích. Cây cảnh có hình dáng đẹp, phóng khoáng, trạng thái sinh trưởng rất rậm rạp, có thể duy trì màu xanh mướt mắt quanh năm, nhìn rất có sức sống.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 11.

Hoa mộc hương (Osmanthus fragrans) là một trong những giống hoa nổi tiếng, được nhiều người yêu thích.

Hoa nhỏ nở thành từng chùm dày đặc, có giá trị làm cảnh rất tốt. Hương hoa thơm, trồng 1 cây trước cửa cả nhà sẽ được ướp hương thơm ngát.

Cây cảnh này không chỉ rất đẹp khi nở hoa mà còn có giá trị sử dụng rất cao. Hoa mộc hương thường được dùng để làm bánh ngọt, thậm chí cánh hoa của nó còn có thể dùng để nấu rượu.

Thường xuyên ăn hoa mộc hương có thể khai vị, bổ tỳ, kéo dài tuổi thọ. Hoa mộc hương còn có tác dụng dưỡng nhan, làm đẹp rất tốt.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 12.

Hoa mộc hương thường được dùng để làm bánh ngọt, thậm chí cánh hoa của nó còn có thể dùng để nấu rượu.

Hơn nữa, cây cảnh này còn có một câu rất cát tường: "Trồng mộc hương trước cửa, quý nhân đứng trong nhà". Đó là những ước muốn và ý nghĩa đẹp đẽ của người xưa dành cho hoa mộc hương thơm ngát.

6. Cây cảnh: Kim ngân hoa, pha trà chữa cảm mạo

Kim ngân hoa là một loài hoa trang trí tương đối phổ biến ở nông thôn xưa. Đây cũng là vị thuốc Đông y phổ biến, thường được người dân sử dụng.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 13.

Kim ngân hoa là một loài hoa trang trí tương đối phổ biến ở nông thôn xưa.

Rất nhiều loại thuốc trên thị trường đều dùng cánh hoa kim ngân làm nguyên liệu, có công năng thanh nhiệt giải độc, tán phong tán nhiệt, có thể giảm cảm mạo khó chịu, đồng thời còn có thể ức chế sinh sản của các loại vi trùng khác nhau.

Ngoài ra, kim ngân hoa còn có tác dụng làm đẹp da, phòng và trị bệnh trĩ do tiết dầu quá nhiều.

Cây kim ngân hoa thường được dùng làm cây trồng dưới đất, nhưng nó phát triển rất mạnh, có thể leo vào tường trong một hoặc hai năm nên nở hoa rất nhiều, hái nụ pha trà rất thơm.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 14.

Kim ngân hoa có thể dùng pha trà rất thơm

Nếu ở nhà bạn có một khoảng sân nhỏ có thể trồng cây cảnh kim ngân hoa dưới đất, chúng sẽ phát triển rất tốt. Tất nhiên nếu cây kim ngân trồng trong chậu thì phải thường xuyên cắt tỉa, tránh để nó mọc lung tung. Đây cũng là cây cảnh nở hoa rất đẹp, thơm ngát.

7. Cây cảnh: Đỗ quyên vị thảo dược quý

Đỗ quyên từ xa xưa đã nổi tiếng, luôn được mệnh danh là loài hoa "nữ hoàng của các loài hoa". Cây cảnh này không chỉ có hình thức rất đẹp mà còn mang ý nghĩa rất tốt đẹp về sự thịnh vượng. Đỗ quyên sau khi nở hoa có màu sắc rực rỡ, dáng đẹp nên có giá trị làm cảnh rất cao.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 15.

Đỗ quyên từ xa xưa đã nổi tiếng, luôn được mệnh danh là loài hoa "nữ hoàng của các loài hoa".

Tác dụng của cây cảnh này cũng rất lớn. Hoa và rễ của nó đều có thể dùng làm thuốc, có thể dùng chữa kinh nguyệt không đều, ho và các bệnh khác.

Đỗ quyên nuôi trong nhà ngày nay có bộ rễ phát triển không tốt nhưng hoa rất xum xuê. Để làm được điều này đòi hỏi phải có môi trường thích nghi với chúng. Cụ thể là nơi nửa râm mát, xung quanh thường được phun sương để giữ ẩm.

Người xưa dặn: "Trồng hoa 1 năm, dưỡng người cả đời", 7 cây cảnh dùng pha trà, uống vào khỏi bệnh tật, tai ách - Ảnh 16.

Hoa và rễ của nó đều có thể dùng làm thuốc, có thể dùng chữa kinh nguyệt không đều, ho và các bệnh khác.

Để tránh khô lá, vàng lá, việc tưới nước phải được tiết chế, chống thối rễ. Nếu chăm sóc đúng cách thì cây đỗ quyên mới phát triển được.