Núi Đọ, còn có tên gọi là núi Tràn, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, có độ cao 158m, độ dốc từ 200 đến 250, nằm trên bờ hữu ngạn sông Chu, nơi hợp lưu giữa sông Chu và sông Mã.
Núi Đọ được người xưa liệt vào một trong những thắng cảnh của xứ Thanh và đặt tên là "Lương Mã song phàm", nghĩa là hai cánh buồm song đôi trên cả dòng sông Chu và sông Mã.
Nhìn từ xa Núi Đọ giống hình một con rùa khổng lồ, màu đen sẫm. Đỉnh cao ở chính giữa là lưng rùa, đỉnh thấp phía Nam là đầu rùa, như nhô về phía sông.
Sách "Đại Nam nhất thống chí" đã ví Núi Đọ là "Linh quy hí thủy", nghĩa là con rùa đang vờn nước sông Chu, sống Mã.
Năm 1960, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã phát hiện được nơi đây là một công xưởng lớn sản xuất công cụ bằng đá của người nguyên thủy, sống cách ta đến 30, 40 vạn năm.
Hiện giờ, nơi đây vẫn còn nhiều chứng tínhdo bàn tay con người nguyên thủy ghè, đẽothành công cụ thô sơ gọi là mãnh tước.
Chúng có hình dạng to, nhỏ khác nhau. Những mảnhlớn, chiều dài có thể tới 17cm, rộng 14cm, dày 6,2cm; những mãnh nhỏ chiều dài khoảng 5cm, rộng 4cm, dày 1cm.
Núi Đọ, (huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa) một trong những di chỉ khảo cổ học nổi tiếng ở Việt Nam. Các nhà khảo cổ còn tìm thấy tại di chỉ Núi Đọ 8 chiếc rìu tay được chế tác từ đá badan, là loại đá rất sẵn ở nơi này.
Ngoài các mãnh tước, còn có nhiều hòn đá mà người nguyên thủy đã dùng để ghè, đập, chế tác ra những mãnh tước, gọi là hạch đá.
Đặc biệt các nhà khảo cổ còn tìm thấy tại di chỉ Núi Đọ 8 chiếc rìu tay được chế tác từ đá badan, là loại đá rất sẵn ở nơi này.
Chiếc rìu lớn nhất có chiều dài 21,2cm, trọng lượng hơn 2kg; chiếc nhỏ nhấtcó chiều dài 16,5cm, nặng 1,1kg.
Những chiếc rìu đá vào loại đẹp đang được trưng bày ở Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Thanh Hóa.
Chếch về phía Tây, dười chân Núi Đọ, hiện đang còn một tảng đá khá lớn, trên mặt có in dấu hai bàn chân ngườikhổng lồ, với những vết lõm hình 5 ngón chân khá rõ nét.
Tương truyền rằng, đó là dấu chân ngườiđầu tiênđến đây giúp dân xây làng, lập ấp.Vết tích trên còn gọi là "Cồn Chân Tiên"
Ở sườn núi phía Đông của núi Đọ, trước kia có khu mộ và miếu thờ vua Lê Duy Hiệp (1676 - 1705), với tấm bia khắc chữ "Lê triều Hy Tông Hoàng đế", xung quanh có nhiều cây cối rậm rạp, một con đường đi tới khu mộ được lát bằng các tấm đá, dài tới 2000m.
Giờ đây miếu thờ vua Lê Duy Hiệp chỉ còn lại phế tích, thỉnh thoảng người ta vẫn phát hiện một vài phiến đá lát đường.
Trên Núi Đọ còn có một nơi gọi là "Đồi yên ngựa". Những người cao tuổilàng Tràn kể rằng: Xưa kia có những đêm tối trời thường thấy một đốm sáng trên Núi Đọ di chuyển từ Đông sang Tây.
Theo truyền thuyết thì đó là một con ngựa có viên ngọc sáng, nên gọi là "Ngọc Mã". Ca dao cổ cũng đã nói về hiện tượng này.
Ngựa hồng đủng đỉnh núi Tràn
Vượt gió băng ngàn về tận núi Nưa
Ngựa hồng từ chốn ngành Nưa
Lấy tiền, lấy gạo về cho núi Tràn
Cuối thế kỷ XIX, trong phong trào chống thực dân Pháp, nghĩa quân Cần Vương đã chọn Núi Đọ là chỗ tụ quân. Hiện còn một số dấu tích như "hòn cột cờ", "giếng nước ngọt", "bếp nấu" ...
Núi Đọ không chỉ là một thắng cảnh đẹp, mà nơi đây còn là một địa chỉ đỏ của các nhà khảo cổ học nghiên cứu về một vùng đất cổ sớm ổn định.
Bằng trí tuệ của mình, con người nơi đây cần cù sáng tạo, tạo dựng nên nền văn hóa sơ kỳ đồ đá cũ. Rực rỡ nhất là thời kỳ đồng thau cách chúng ta 4.000 năm.
Nhân dân Thiệu Hóa (tỉnh Thanh Hóa) ngày nay rất đỗi tự hào về những kỳ tích của người tiền sử, sơ sử trên quê hương mình.