Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 1.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 2.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 3.

Năm 1987, đặc phái viên người Afghanistan Shah Mohammad Dost yêu cầu người phụ nữ đang giữ chỗ đậu xe phải tránh ra. Khi cô từ chối, ông này lái xe tông thẳng cô. Ảnh NY Post.

Nếu bạn đang tìm chỗ đậu xe ở quận Queens, TP.New York (Mỹ) rồi vô tình nhìn thấy một người phụ nữ đang đứng giữ chỗ cho một chiếc xe sắp đến, bạn sẽ làm gì?

Nếu bạn giống như hầu hết mọi người, bạn sẽ tiếp tục lái xe tìm chỗ đỗ. Tuy nhiên, năm 1987, đặc phái viên người Afghanistan Shah Mohammad Dost dừng lại, yêu cầu người phụ nữ nhường chỗ đỗ xe ngay lập tức. Dost tuyên bố mình là một nhà ngoại giao nên có quyền giành lốt đỗ xe đó.

Và khi người phụ nữ từ chối, Dost không ngần ngại lái chiếc xe tông thẳng vào cô.

Người phụ nữ - tên là Margaret Curry, 42 tuổi lập tức được đưa đến bệnh viện ở Flushing, Queens sau khi bị chiếc '78 Lincoln của Dost đâm trúng. Điều trớ trêu là Dost thậm chí không bị tra hỏi về vụ tấn công - nhờ vào quyền miễn trừ ngoại giao của ông ta.

Có khoảng 100.000 nhà ngoại giao nước ngoài, bao gồm cả những người thân của họ, hiện đang sống ở Mỹ - và một số người như Dost đã vi phạm luật pháp địa phương nhưng không phải đối mặt với bất cứ hậu quả hoặc trừng phạt nào.

Có một lỗ hổng khiến nhiều nhà ngoại giao phạm tội khi sống và làm việc ở nước ngoài rồi thoát án nhẹ tênh - theo cuốn sách mới mang tên Corruptible: "Who Gets Power and How It Changes Us - Dễ tha hóa: Ai có quyền và Cách nó thay đổi chúng ta" của tác giả Brian Klaas.

Ông Klaas thậm chí tiết lộ: “Trong 5 năm từ 1997-2002, các nhà ngoại giao của Liên Hợp Quốc bị cáo buộc không trả tiền cho 150.000 vé phạt đỗ xe.

Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani đã cố bắt họ trả tiền nhưng sự cứng rắn của Giuliani chẳng có mấy tác dụng.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 4.

Từ năm 1997 đến năm 2002, các đặc phái viên của Liên Hợp Quốc tại New York đã bị ghi 150.000 vé phạt do vi phạm luật đỗ xe. Ảnh New York Post.

Có hàng nghìn nhà ngoại giao đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau làm việc tại New York nhưng những người bị ghi vé phạt đỗ xe đều có điểm chung, họ cho rằng họ ở trên pháp luật. Theo một nghiên cứu, từ năm 1997 đến 2002, các nhà ngoại giao đến từ các nước như Thụy Điển, Na Uy và Nhật Bản không vi phạm quy tắc đỗ xe. Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Kuwait có trung bình 249 lần vi phạm đỗ xe trên mỗi nhà ngoại giao, thậm chí có một người còn bị ghi 2 vé phạt mỗi ngày trong cả năm! Những nước có các nhà ngoại giao vi phạm quy định đỗ xe nhiều nhất bao gồm Kuwait, Ai Cập, Chad, Sudan...

Theo tác giả Klaas, những nhà ngoại giao cố tình đỗ xe bất hợp pháp nhiều lần và không nộp phạt thường cho rằng, các quy tắc/luật lệ không áp dụng đối với họ, họ là ngoại lệ.

Năm 2002, cựu Thị trưởng Thành phố New York Bloomberg đã khởi xướng quy tắc, cứ 3 lần bị ghi vé phạt, xe ô tô ngoại giao sẽ bị kéo đi và tịch thu biển số màu đỏ, trắng và xanh đặc biệt của họ. Ba năm sau, các vi phạm về đỗ xe của các nhà ngoại giao đã giảm 90%. Và trong số ít các vé phạt được ghi cho các nhà ngoại giao vi phạm luật đỗ xe, 87% đã được thanh toán đầy đủ.

Tuy nhiên, thông thường, đa phần các hành vi vi phạm, phạm tội của các nhà ngoại giao không dễ xử lý như vi phạm đỗ xe.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 5.

Theo Công ước Vienna - được 187 quốc gia thông qua vào năm 1961 - các nhà ngoại giao “sẽ không phải chịu bất kỳ hình thức bắt giữ hoặc giam giữ nào”.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 5.

Hàng nghìn nhà ngoại giao đến từ hơn 100 quốc gia khác nhau làm việc tại New York. Ảnh NY Post

Về cơ bản, đây được xem là một thẻ “miễn phải vào tù” đầy quyền lực giúp bảo vệ họ khỏi bị truy tố hình sự về mọi thứ, từ các hành vi lạm dụng sai trái, rửa tiền đến buôn ma túy (từ Mexico tới New York) và thậm chí là xả rác, ăn cắp áo mưa từ một cửa hàng bách hóa...

Năm 1984, 6 nhà ngoại giao Iran giết thịt cừu trên đường phố London, nhưng chính quyền Anh không thể buộc tội họ vì hành vi tàn ác với động vật.

Hoặc trường hợp nhà ngoại giao Qatar Mohammed al-Madadi, trên chuyến bay của United từ Washington DC đến Denver vào năm 2010 đã cố tình hút thuốc trong nhà vệ sinh bất chấp luật cấm hút thuốc trên máy bay. Mặc dù chó đánh hơi bom và các chuyên gia về chất nổ đã được điều động đến khi máy bay hạ cánh, thì nhà ngoại giao al-Madadi vẫn ngay lập tức được thả.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 6.

Chân dung nhà ngoại giao Qatar Mohammed al-Madadi. Ảnh NY Post.

Gần đây, vào tháng 8/2019, Anne Sacoolas, vợ của một nhà ngoại giao Mỹ đã lái ô tô tấn công và giết chết một người điều khiển xe mô tô 19 tuổi ở Northamptonshire, Anh.

Tháng 4 năm ngoái, Xiang Xueqi, vợ của một đại sứ Bỉ tại Hàn Quốc, 63 tuổi vướng bê bối tát một số nhân viên tại một cửa hàng ở Seoul sau khi họ cáo buộc bà ăn cắp vặt.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 7.

Xiang Xueqi, 63 tuổi, vợ của một đại sứ Bỉ tại Hàn Quốc. Ảnh NY Post.

Cả Anne và Xiang đều không bị xử phạt nhờ quyền miễn trừ ngoại giao, và mặc dù Anne sẽ phải đối mặt với một phiên tòa ở Anh vào cuối tháng này, thì cả 2 vị phu nhân cho đến nay đều được miễn tội.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 9.

Công chúng thường không tán thành quyền miễn trừ ngoại giao. Năm 2013, theo một cuộc thăm dò của YouGov, 41% người Mỹ cho rằng các nhà ngoại giao nên bị truy tố vì các hành vi phạm tội của họ. Vào năm 2019, sau vụ vợ nhà ngoại giao Mỹ Anne Sacoolas tông chết người, một cuộc thăm dò ý kiến mới của YouGov cho thấy, 63% người Mỹ và 84% người Anh nghĩ rằng quyền miễn ngoại giao trừ nên bị thu hồi.

Cách nhiều nhà ngoại giao phạm tội rồi thoát án nhẹ tênh khi sống ở nước ngoài - Ảnh 8.

Vợ nhà ngoại giao Mỹ Anne Sacoolas (ảnh bên trái) tông chết thanh niên 19 tuổi ở Anh (ảnh phải) nhưng nhờ quyền miễn trừ ngoại giao nên không phải vào tù. Ảnh NY Post.

Nhưng các chuyên gia cho rằng việc này không đơn giản như vậy.

Ông Joshua Muravchik, một chuyên gia về chính sách đối ngoại và là thành viên tại Viện Các vấn đề Thế giới có trụ sở tại Washington DC cho biết: “Sự tôn nghiêm của các nhà ngoại giao và phái đoàn ngoại giao là nền tảng duy trì mối quan hệ hòa bình giữa các quốc gia".

"Nó giúp các quốc gia thù địch có thể giao tiếp, đối thoại với nhau - điều mà họ thường mong muốn làm mà không sợ đại diện ngoại giao của họ bị gây rắc rối", ông Muravchik nói thêm.

Nói cách khác, Công ước Vienna không bao giờ nhằm mục đích bảo vệ tội phạm. Đối với 15.000 nhà ngoại giao Mỹ phục vụ tại hơn 150 quốc gia, công ước Vienna cung cấp sự bảo vệ cho các nhà ngoại giao khỏi bị tống vào tù một cách vô cớ nếu một quốc gia sở tại đột ngột quyết định trừng phạt Mỹ vì lý do chính trị. Điều này cũng được áp dụng với các nhà ngoại giao của các quốc gia khác.

Nhìn chung, quyền miễn trừ ngoại giao không sinh ra để bảo vệ tội phạm, nhưng đặc quyền này khiến một số nhà ngoại giao sa ngã, dễ tha hóa.

Tác giả Brian Klaas bình luận: "Khi chúng ta nói "Không ai có thể đứng trên luật pháp", thì điều đó không đúng. Nhiều người có thể. Và khi người ta đứng trên luật pháp, họ có thể làm một số điều xấu, thậm chí rất xấu".

Chẳng hạn, vào năm 1967, chỉ 5 năm sau khi Công ước Vienna trở thành luật quốc tế, nhà ngoại giao Sao Boonwaat của Miến Điện (nay là Myanmar) tại Sri Lanka, nghi ngờ vợ ngoại tình. Vì thế, ông này đã bắn chết vợ và thiêu thi thể nạn nhân trong một giàn thiêu ở sân sau nhà mình.

Khi cảnh sát Sri Lanka đến, Boonwaat thông báo với họ rằng, nhà của ông ta là lãnh thổ của Myanmar rồi không lâu sau trở về quê hương nhưng liệu ông ta có bị vào tù vì tội ác của mình hay không, dường như không ai biết.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem