Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cổ phần hoá từ năm 2006 nhưng Vimedimex chỉ thực sự "lột xác" khi có sự xuất hiện của bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT.
Ngày 7/8, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 5420/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý đề nghị hỗ trợ CTCP Y dược phẩm Vimedimex (HoSE: VMD) mua vaccine Sputnik V của Tập đoàn Royal Strategic Partner của UAE. Công văn nêu rõ, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xử lý và có văn bản hỗ trợ theo nguyên tắc chung.
Trước đó, lãnh đạo Vimedimex cho hay, Công ty Royal Strategics Partners đã đồng ý bán và ký hợp đồng nhập khẩu với Vimedimex 10 triệu liều vaccine Covid-19 Janssen; 5 triệu liều vaccine Covid-19 Pfizer; 10 triệu liều vaccine Covid 19 Sputnik V.
Ngay sau khi thông tin được công bố, giá cổ phiếu VMD trên HoSE đã có chuỗi tăng điểm 15 phiên liên tiếp trong đó có đến 13 phiên tăng trần, đưa thị giá từ mức 24.700 đồng/cổ phiếu (giá mở cửa ngày 09/08/2021) lên mức 67.400 đồng/cổ phiếu (giá đóng cửa ngày 27/08/2021).
Dù vậy, mức thị giá 67.400 đồng/cổ phiếu vẫn còn cách khá xa giá trị doanh nghiệp/cổ phiếu của Vimedimex. Báo cáo thường niên năm 2020 cho biết, giá trị doanh nghiệp/cổ phiếu của VMD là 537.934 đồng/cổ phiếu.
Không chỉ đi đầu trong việc đạt được các thỏa thuận về nhập khẩu Vaccine Covid – 19, Vimedimex còn duy trì vị thế đứng đầu trong Top 10 công ty phân phối dược phẩm uy tín trên thị trường Việt Nam, duy trì cổ tức bằng tiền tỷ lệ 20%/năm trong 8 năm liên tiếp (từ năm 2013-2020).
Năm 2012, Vimedimex tiến thêm bước phát triển mạnh khi thông qua Vimedimex Group phối hợp với Bệnh viện Phổi TW thành lập Trung tâm xạ trị ung thư Phổicông nghệ cao và Trung tâm điều trị theo yêu cầu công nghệ cao (CLRT). Năm 2020, Vimedimex tiếp tục mở rộng hợp tác liên doanh với Bệnh viện phổi trung ương, phát triển hệ thống Phòng khám đa khoa vệ tinh - CNC hoạt động theo mô hình bác sỹ gia đình.
Sự tăng trưởng giá trị này gắn liền với vai trò của bà Nguyễn Thị Loan, Chủ tịch HĐQT VMD.
Thực tế cho thấy, mặc dù được cổ phần hóa từ năm 2006, tuy nhiên giai đoạn sau đó (2006-2012) kết quả kinh doanh VMD trồi sụt; cổ tức chia cho cổ đông không ổn định, thậm chí dưới 10%/năm.
VMD chỉ thực sự "lột xác" từ năm 2013, thời điểm 1 năm sau khi bà Loan nắm giữ chức Chủ tịch HĐQT. Nếu như năm 2012, tổng tài tài sản và doanh thu của Vimedimex chỉ đạt lần lượt 4.494 tỷ đồng và 8.940 tỷ đồng; thì đến năm 2020 tổng tài sản của Vimedimex là 11.397 tỷ đồng và doanh thu thuần đạt 18.168 tỷ đồng. Lợi nhuận đã tăng hơn 100% trong 7 năm.
Bà Nguyễn Thị Loan sinh năm 1970, quê quán tại Đà Bắc, Hòa Bình. Bà Loan có học vị tiến sĩ kinh tế.
Năm 2008, bà Loan cùng chị gái Nguyễn Thị Kim Liên. Trong đó, bà Loan giữ vai trò Chủ tịch HĐQT.
Sau khi thành lập được 5 tháng, HBS bất ngờ trở thành cổ đông chiến lược của VMD thông qua phát hành 1,6 triệu cổ phiếu phổ thông theo hình thức riêng lẻ nhằm tăng vốn điều lệ từ 49,21 tỷ đồng lên 65,41 tỷ đồng. Từ đây bà Nguyễn Thị Loan chính thức đặt chân vào Vimedimex. Tháng 4/2009, bà Loan được bầu làm Phó Chủ tịch HĐQT VMD. Từ năm 2012 đến nay, bà Nguyễn Thị Loan giữ cương vị Chủ tịch HĐQT của Vimedimex.
Tính đến ngày 30/6/2021, bà Nguyễn Thị Loan sở hữu 85.556 cổ phần VMD, tương ứng tỉ lệ 0,55%. Nếu gộp cả phần sở hữu của chồng và con, bà Loan có 1.226.706 cổ phần, tương ứng 7,94%. Tương đương với giá trị quy đổi thành tiền gần 82,7 tỷ đồng, tính theo thị giá cổ phiếu VMD chốt phiên giao dịch ngày 27/8/2021 là 67.400 đồng/cp.
Với quan điểm sử dụng tương lai để nhìn lại hiện tại, chứ không phải dùng hiện tại và quá khứ để suy đoán tương lai, bà Nguyễn Thị Loan quyết đưa Vimedimex tiếp tục thành công những mục tiêu mới trong tất cả các lĩnh vực: dược phẩm, y tế và bất động sản.
Bà Nguyễn Thị Loan cho rằng, nghiên cứu và phát triển sản phẩm là vấn đề có nghĩa sống còn đối với Vimedimex cho chiến lược kinh doanh dài hạn giai đoạn 2020 đến 2025 và định hướng phát triển đến năm 2030.
Dù vậy, khó phủ nhận rằng, đằng sau quá trình lột xác Vimedimex dưới thời kỳ của nữ doanh nhân gốc Hòa Bình có vai trò đặc biệt quan trọng của một cổ đông sáng lập.
Tài liệu của Dân Việt cho biết, ở hầu hết các công ty "huyết mạch" do bà Nguyễn Thị Loan sáng lập/đại diện pháp luật đều có sự xuất hiện của một cổ đông sáng lập, cổ đông lớn.
Với sự hậu thuẫn của cổ đông sáng lập, bà Nguyễn Thị Loan cùng nỗ lực của tập thể, Vimedimex chắc chắn sẽ duy trì được vị thế là doanh nghiệp dẫn đầu thị trường phân phối thuốc nhập khẩu thông qua hệ thống đấu thầu kênh bệnh viện trên cả nước (ETC).
Tuy nhiên, lưu ý rằng, Vimedimex chỉ là một mảnh ghép trong hệ sinh thái đa ngành trong các lĩnh vực dược phẩm, tài chính, bất động sản của nữ doanh nhân gốc Hoà Bình này.
(Nội dung và trình bày: Quang Dân - Thanh Giang)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.