Tống Huy Tông – Triệu Cát – Hoàng đế của đời Tống tuy bị xem là một trong những vị hôn quân, nhưng những tác phẩm thư họa của ông ta được coi như những báu vật. Ngày nay, nhiều người đặc biệt yêu thích lối thư pháp "Sấu Kim Thể" ( nét chữ vàng xương xương) do ông sáng tạo ra. Loại thư pháp này là một dạng chữ vô cùng độc đáo, nét bút tuy mảnh mai nhưng bay bổng, nổi danh hậu thế "chữ xương mà lại không mất đi thịt".
Những bức họa nổi tiếng như "Thụy Hạc Đồ" và ""Thính Cầm Đồ" được vẽ trên lụa đều là những kiệt tác với nét vẽ tinh xảo, đường nét mềm mại mà lại gợi cảm giác rất an yên. Đồng thời, Tống Huy Tông cũng là một tác gia sáng tác với những ca từ đẹp đẽ và là một cao thủ đá cầu hồi đó, duy chỉ có năng lực làm hoàng đế thì ông lại không đủ.
Vì nhu cầu viết thư pháp và vẽ tranh của chính mình, hoàng đế Tống Huy Tông còn sáng chế ra loại "Giấy Tuyên có hoa văn rồng sợi tơ vàng", viết lên trên đó một bức thư pháp cổ, có giá trị 10 tỷ NDT (khoảng 36 nghìn tỷ đồng). Loại giấy Tuyên đặc biệt này người hiện đại không thể nào tạo ra được.
Vị hoàng đế yêu nghệ thuật
Mỗi khi nhắc đến Tống Huy Tông, chúng ta sẽ không tránh khỏi cảm giác "Làm thi nhân thật là tuyệt vời, tiếc rằng bạc mệnh lại làm quân vương". Mặc dù hai câu thơ này đều miêu tả Lý Dục, hậu chủ của Nam Đường triều tuy nhiên giữa hai người không tránh khỏi có chút tương đồng.
Tống Huy Tông là một trong những nhân vật chính khiến Nhạc Phi khổ công tận trung "nghênh nhị thánh", đồng thời cũng là thủ phạm chính hủy hoại triều đại nhà Tống. Kỳ thực, Tống Huy Tông con người của nghệ thuật chỉ biết viết chữ làm thơ họa tranh, lại chỉ giỏi đá cầu.
Tống Huy Tông và sủng thần Cao Cầu chính là quen nhau ở trên sân cầu túc, một kẻ vốn vô lại nổi tiếng trên toàn trấn một bước bỗng trở thành một nhân sỹ dị thường trong mắt Tông Huy Tông. Trên thực tế, Tống Huy Tông ngoài việc vô dụng trong khả năng trị quốc thì về phương diện văn hóa nghệ thuật lại là một bậc cao thủ.
Ngoài việc sáng tạo ra nghệ thuật thư pháp "Sấu Kim Thể", các lĩnh vực thư họa, thơ văn Tống Huy Tông đều tinh tường thông tỏ, đặc biệt là thư pháp, thậm chí có thể được phong là "nhà thư pháp". Có thể nói, nếu như Tống Huy Tông không phải là hoàng đế của đại Tống, hay sinh ra trong một gia đình bình thường, thì có lẽ ông ta đã nổi tiếng là báu vật của 'làng thư pháp'
Là hoàng đế cuối cùng của triều đại Bắc Tống, ông ta quả là chỉ là đại diện cho đồ trang trí, mặc dù chơi thư pháp và hội họa, nhưng cuối cùng ông đã hủy hoại giang sơn của triều đại Bắc Tống, sau này bị nhà Kim bắt và giam cầm cho đến chết .
Hậu thế có người tin rằng, nếu như hoàng đế Tống Huy Tông có thể dùng tinh lực trí tuệ trong việc thư pháp họa tranh lên việc trị quốc, ít nhất sẽ không trở thành quân vương của một quốc gia bị diệt vong. Nhưng lịch sử vĩnh viễn không bao giờ cho phép hai chữ " giả thiết".
Là hoàng đế cuối cùng của triều đại Bắc Tống, ông ta quả là chỉ là đại diện cho đồ trang trí, mặc dù chơi thư pháp và hội họa, nhưng cuối cùng ông đã hủy hoại giang sơn của triều đại Bắc Tống, sau này bị nhà Kim bắt và giam cầm cho đến chết .
Hậu thế có người tin rằng, nếu như hoàng đế Tống Huy Tông có thể dùng tinh lực trí tuệ trong việc thư pháp họa tranh lên việc trị quốc, ít nhất sẽ không trở thành quân vương của một quốc gia bị diệt vong. Nhưng lịch sử vĩnh viễn không bao giờ cho phép hai chữ "giả thiết".
Khả năng sáng tạo thư pháp cao siêu thâm sâu khó lường
Tống Huy Tông là quân vương của quốc gia bị diệt vong Bắc Tống, nguyên nhân không phải vì dâm loạn vô độ mà vì lại là quá yêu nghệ thuật, cuối cùng dẫn đến việc hoàn toàn từ bỏ quản lý nhà nước, khiến triều đại Bắc Tống dần dần trở thành miếng mồi ngon của người Kim.
"Lâm Đường Hoài Tố Thánh Mẫu Thiếp" có thể coi là tác phẩm đáng tự hào của Tống Huy Tông. Bản thảo chữ thảo cuồn cuộn dương dương tửu tửu, một bức thư pháp theo lối viết thảo, tiêu tửu hậu dật, đã được bán đấu giá với mức giá ngất trời 128 triệu Nhân dân tệ (456 tỷ Việt Nam Đồng).
Mặc dù bức thư pháp này chỉ có 30 chữ, nhưng vì thân phận của Tống Huy Tông , cùng với lối sáng tạo thư pháp của ông ấy đã khiến cho giá trị của bức thư pháp được nâng lên gấp nhiều lần. Tuy nhiên, một số chuyên gia thẩm định thư họa cho rằng đây chỉ là tác phẩm của Tống Huy Tông khi còn trẻ và chưa đạt đến độ hoàn thiện, nhưng trong mắt công chúng, bức thư pháp này đã trở thành kiệt tác trong bộ sưu tập thư pháp rồi.
Trên thực tế, bản thân Tống Huy Tông đặc biệt sở trường trong lối viết chữ khải và chữ thảo, đặc biệt là lối viết "Sấu Kim Thể" trong "Khải Thư Thiên Tự Văn" đã thể hiện năng lực thiên phú của ông trong nghệ thuật thư pháp.
Năm 40 tuổi, ông viết "Thảo Thư Thiên Tự Văn", ông đã trở thành một bậc thầy về thư pháp, theo định giá của nhà đấu giá thì bức này trị giá hơn 10 tỷ đồng Nhân dân tệ, cái giá không tưởng cao ngất trời (khoảng 36 nghìn tỷ đồng).
Giấy Tuyên thời Tống – giá trị cao lại vô cùng hiếm có, trên đời chỉ có một không có hai, công nghệ hiện đại cũng bó tay
Lý do không chỉ bởi nó được tạo ra bởi hoàng đế cuối triều Bắc Tống, mà còn có mối quan hệ mật thiết với giá trị nghệ thuật của thư pháp và là loại giấy dùng để viết chữ thảo.
Loại giấy Tuyên dùng để viết chữ này do triều đình tạo nên, và tổng chiều dài khoảng 10 mét. Trong xã hội bấy giờ, công nghệ sản xuất giấy còn thô sơ mà đã tạo được loại giấy tinh xảo như vậy, điều này càng thể hiện rõ giá trị quý báu của loại giấy này.
Vì nghề thủ công trong việc loại giấy Tuyên đã bị mai một từ lâu, tác phẩm thư pháp này của Tống Huy Tông đã trở thành tác phẩm tuyệt bản. Khi Tống Huy Tông thảo " Thảo thư thiên tự văn", loại giấy Tuyên này đều là loại hoa văn hình rồng, không những đáp ứng được khả năng hút mực của giấy, mà còn thể hiện được khí chất cao quý của hoàng tộc thời Bắc Tống.
Mặc dù một số người hậu thế muốn mô phỏng loại giấy Tuyên này, đáng tiếc là vì không có cách làm cụ thể, chỉ có thể tìm tòi theo kỹ thuật làm giấy hiện tại, và kết quả cuối cùng chỉ có thể nói là thất bại. Vì vậy, loại giấy Tuyến hoa văn rồng có sợi tơ vàng được dùng để thảo "Thảo Thư Thiên Tự Văn" của Tống Huy Tông này đã trở thành tuyệt bản.
Những đánh giá của các thế hệ sau về Tống Huy Tông luôn luôn lẫn lộn tốt xấu. Là hoàng đế, ông ta không những không đạt được thành tựu gì mà còn hủy hoại cả triều đại nhà Tống. Mặc dù ông đã đánh bại các cuộc nổi dậy của nông dân do Phương Tịch lãnh đạo, điều rõ ràng hơn nữa là trong thời kỳ trị vì của ông, nhưng điều đó càng chứng tỏ trong thời đại ông ta trị vì dân chúng oán thán khắp nơi,các cuộc khởi nghĩa của nông dân cũng từ đó mà bùng lên.
Rõ ràng, với cương vị Hoàng đế, Tống Huy Tông là một kẻ thất bại, và ông cũng có thể bị gọi là một tội nhân thiên cổ. Nhưng nếu đánh giá trên góc độ là một nghệ sĩ, ông hoàn toàn dư thừa tài năng, bởi vì loại hình thư pháp "Sấu Kim Thể" mà ông ta tạo ra vẫn còn rất được sùng bái cho đến tận ngày nay, đồng thời từ những giá trị của các tác phẩm thư pháp, dùng nhãn quang của thời đại phát triển mà đánh giá Tống Huy Tông, ông ta quả là một người làm nghệ thuật sinh ra nhầm nhà nhầm thời đại mà thôi.