Bí ẩn 'rợn người' về pháo đài 'ma' tồn tại trên sa mạc cách đây 6000 năm

Thứ ba, ngày 04/05/2021 13:00 PM (GMT+7)
Một pháo đài cổ 6000 năm tuổi vẫn làm đau đầu các nhà khoa học về sự tồn tại của nó ở nơi sa mạc không có sự sống.
Bình luận 0

Một pháo đài 6000 năm tuổi được phát hiện tại sa mạc Jordan đã khiến cả các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vô cùng kinh ngạc. Điều này làm nảy sinh những câu hỏi tò mò: Tại sao tồn tại một pháo đài của nền văn minh phát triển tại nơi không có tồn tại sự sống này?

Bí ẩn 'rợn người' về pháo đài 'ma' tồn tại trên sa mạc cách đây 6000 năm - Ảnh 2.

Một pháo đài 6000 năm tuổi được phát hiện tại sa mạc Jordan đã khiến cả các nhà nghiên cứu trên toàn thế giới vô cùng kinh ngạc.

Các nhà nghiên cứu chưa tìm thấy bằng chứng nào về chiến tranh, pháo đài chỉ để phòng thủ. Họ đã phát hiện ra những con kênh, đập nước và hệ thống tưới tiêu nước của nền văn minh Lưỡng Hà nên rõ ràng đây từng là nơi sinh sống của người cổ đại. Tuy nhiên, nền văn minh tiến bộ vào thiên niên kỷ thứ 4 TCN vẫn là điều bí ẩn đối với nhân loại, như khí hậu lúc đó như thế nào, tại sao họ cần phải xây dựng một khu định cư kiên cố ở đây?

Theo các nhà khảo cổ học, cư dân thời đó tích trữ nước trong các tảng đá xốp có nguồn gốc từ núi lửa và có lẽ cũng được dùng để bao quanh các wadi (đáy sông bị cạn trong mùa khô và chỉ có nước trong khoảng thời gian có những cơn mưa hay chỉ đơn giản là những dòng suối chảy không thường xuyên) tạo thành các giếng nước. Hệ thống tưới tiêu nước rất phức tạp dẫn nước mưa và những khu vườn trên cao. Chất lắng đọng được dùng bón cây trồng. Tất cả những điều này đã chứng minh thực tế rằng một nền văn minh rất phát triển đã tồn tại ở đây cùng lượng lớn kiến thức về khoa học và kỹ thuật.

Bí ẩn 'rợn người' về pháo đài 'ma' tồn tại trên sa mạc cách đây 6000 năm - Ảnh 4.

Đập nước

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy dấu tích của mỏ đá lửa và kỹ thuật nông nghiệp tiên tiến cho thấy người dân rất văn minh. Họ làm nông nghiệp, chăn nuôi dê và cừu không chỉ để phục vụ nhu cầu riêng mà còn bán cho những khu dân cư khác. Ngoài ra, họ cũng tham gia vào sản xuất dệt vải và may đo. Vùng Lưỡng Hà, miền bắc Iraq ngày nay từ giữa thiên niên kỷ thứ 4 TCN từng là trung tâm sản xuất hàng dệt, là nơi đầu tiên trên thế giới sản xuất hàng dệt trên quy mô lớn. Theo ảnh chụp từ trên cao xuống thì có ba khu dân cư trên đỉnh núi, tường kiên cố và nhà bằng đá. Những dấu tích được phát hiện ở vùng hạ lưu phù sa có liên quan đến những sản phẩm nguồn gốc động vật, như: len, da, thịt, pho mát v.v... Có lẽ người cổ đại ở đây đã sản xuất ra chúng.

Bí ẩn 'rợn người' về pháo đài 'ma' tồn tại trên sa mạc cách đây 6000 năm - Ảnh 5.

Dấu tích khu vườn trên địa hình sa mạc.

Không biết người cổ đại đã làm thế nào để xây dựng nên pháo đài to lớn và làng mạc ở nơi hoang vu, không có sự sống như vậy? Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học vẫn đang giải mã. Tuy nhiên có một điều chắc chắn là, pháo đài bề thế như thế nhưng không có bằng chứng nào về chiến tranh và không có ai đuổi họ ra khỏi pháo đài. Những người ở đây chỉ quyết định rời xa pháo đài vào một ngày nào đó và đi. Có lẽ cuối cùng họ đã nhận ra rằng sống ở giữa sa mạc không thực sự là cách tốt nhất để giữ một xã hội phát triển về lâu dài.



Bảo Linh (wseznanie)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem