Kỳ tích 3 kiếp nạn của 10.000 bao tải văn vật quý hiếm nhất thế gian, không gì mua nổi từng bị coi giấy vụn

Chủ nhật, ngày 25/04/2021 13:30 PM (GMT+7)
10.000 bao tải giấy vụn có nguy cơ bị tiêu hủy, ai dè lại là bốn phát hiện lớn về cổ vật văn hiến cận đại không gì sánh bằng, được các nhà sử học và giới khảo cổ hiện đại đánh giá cao hơn cả vàng bạc, kim cương hay báu vật, bảo vật quốc gia trên thế gian, không thể tái sinh, cưỡng cầu chẳng được.
Bình luận 0

Trung Quốc vốn là một quốc gia có bề dày lịch sử và nền văn hóa sâu sắc, một đất nước cổ kính với hàng nghìn năm lịch sử văn hiến. Ngay từ thời Xuân Thu và Chiến Quốc, nền học thuật của Trung Quốc đã phát triển mạnh mẽ. Hàng trăm học giả với kiến thức uyên thâm không ngừng tranh luận, đúc kết nên những trường phái tử tưởng và học thuật khác nhau, bổ sung hình thành nền văn minh Trung Quốc cổ đại. Có thể nói, di sản văn hóa lịch sử sâu sắc của Trung Quốc không chỉ đem lại lợi ích cho các thế hệ sau mà còn ảnh hưởng đến lịch sử văn minh thế giới phương Tây. Là một trong bốn nền văn minh cổ đại và là nền văn minh duy nhất không bị gián đoạn, việc biên soạn tư liệu lịch sử cho các triều đại trước đây của Trung Quốc đóng một vai trò quan trọng. Ngay từ việc ghi chép một sự kiện có chủ đích hay vô ý thời sơ khai cho đến khi ra đời hẳn một hệ thống quan thần chuyên ghi chép và biên soạn trực tiếp lịch sử, điều này cho thấy trong truyền thống văn hóa của Trung Quốc luôn chú ý đến tính kế thừa của lịch sử. Trong lịch sử lâu đời trải dài hàng nghìn năm, các sử gia đã viết nên những cuốn sách quý giá nhất của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong số những thứ quý giá nhất đó lại có những văn vật từng được bán như giấy vụn trong 10.000 bao tải, có nguy cơ bị tiêu hủy.

Kỳ tích 3 kiếp nạn của 10.000 bao tải văn vật quý hiếm nhất thế gian, không gì mua nổi từng bị coi giấy vụn - Ảnh 1.

Trong số những thứ quý giá nhất lại có những văn vật từng được bán như giấy vụn trong 10.000 bao tải, có nguy cơ bị tiêu hủy. Đó là những tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử triều đại nhà Minh và nhà Thanh được lưu trữ trong Tử Cấm Thành. Những khám phá này, cùng những bản Giáp cốt văn, di thư được tìm thấy về kinh Phật Đôn Hoàng và thẻ tre cư diên được coi là bốn phát hiện lớn về cổ vật văn hiến cận đại. Nó được các nhà sử học hiện đại đánh giá cao.

Trong quá trình phát triển kinh tế, những món đồ vật chất như vàng bạc hay kim cương đều là những báu vật mà mọi người yêu thích. Nhưng những ghi chép lịch sử cũng là một báu vật vô giá không thể chối cãi bởi tính không thể tái sinh của nó. Trong sóng gió lịch sử, những bảo vật này thường rất dễ bị phá hủy, kho lưu trữ thời nhà Minh và nhà Thanh là một ví dụ. Các tài liệu lưu trữ trong nội các triều đại nhà Minh và nhà Thanh là bí mật của thời bấy giờ. Các thành viên của cửu khanh hàn lâm cũng không có cơ hội nhìn thấy một chữ, chỉ có những người thuộc nội các điển thư, trung thư do thực thi nhiệm vụ mà có thể nắm bắt được các trích đoạn.

Có thể nói những tài liệu lưu trữ trong Tử Cấm Thành là những tài liệu quý để nghiên cứu lịch sử triều đại nhà Minh và nhà Thanh. Những khám phá này, cùng những bản Giáp cốt văn, di thư được tìm thấy về kinh Phật Đôn Hoàng và thẻ tre cư diên được coi là bốn phát hiện lớn về cổ vật văn hiến cận đại. Nó được các nhà sử học hiện đại đánh giá cao. Tuy nhiên, do thay đổi thời đại và sự xáo trộn của xã hội, những kho lưu trữ có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc như vậy đang bị coi như giấy vụn vô giá trị và chất thành phế liệu. Dần dần họ cảm thấy rằng chúng đang chiếm dụng không gian và thậm chí chuẩn bị đốt chúng.

Kỳ tích 3 kiếp nạn của 10.000 bao tải văn vật quý hiếm nhất thế gian, không gì mua nổi từng bị coi giấy vụn - Ảnh 3.

Do thay đổi thời đại và sự xáo trộn của xã hội, những kho lưu trữ có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử Trung Quốc như vậy đang bị coi như giấy vụn vô giá trị và chất thành phế liệu. Dần dần họ cảm thấy rằng chúng đang chiếm dụng không gian và thậm chí chuẩn bị đốt chúng.

Vào năm Huyền tông đầu tiên (1909), cuối triều đại nhà Thanh, để cải tạo thư viện nội các, người ta đã quyết định mang một số lượng lớn tài liệu lưu trữ nhét trong 10.000 bao tải làm giấy vụn và chuyển chúng ra khỏi thư viện để đốt. May mắn thay, La Chấn Ngọc (Luo Zhenyu), Tham tán của Sở Giáo dục nhà Thanh, vô tình nghe được chuyện này. Theo bản năng, ông tự nhủ những tập tài liệu cũ nát này không hề đơn giản nên đã tiến hành kiểm tra chúng. Quả nhiên ông phát hiện thấy kho lưu trữ tài liệu cũ nát này chứa một số lượng lớn các dữ liệu quan trọng như tư liệu lịch sử nhà Minh và nhà Thanh, bản chính của triều đại cũ, và các tài liệu thư từ nội các từ thời Thanh thái tổ cho đến cuối nhà Thanh. Sau đó, La Chấn Ngọc đã yêu cầu Trương Chi Đống trình tấu lên triều đình ngăn chặn đốt tài liệu, nhờ có vậy mà những tư liệu quý giá này thoát một kiếp nạn.

Sau Cách mạng năm 1911, nhà Thanh bị phá hủy, khi đó 10.000 bao tải chứa ghi chép lịch sử này đã bị chính quyền Bắc Dương tiếp quản. Chính phủ Bắc Dương vì quá bận rộn không thể để mắt nên đã chuyển lô tài liệu này vào bảo tàng, nhưng cũng không cử người quản lý đặc biệt tới lưu tâm. Lúc này, một số người thiếu hiểu biết bắt đầu có tư tưởng lệch lạc. Những người biết về độ quý giá của tài liệu thì lấy trộm đem ra ngoài bán. Những người không biết giá trị thì tự ý đem hủy, khiến cho những tài liệu quý nhất Trung Quốc này trở nên vô giá trị, tại thời điểm đó rất nhiều tiệm đồ cổ đã không chấp nhận mua chúng. Sau đó, do thiếu kinh phí, chính quyền Bắc Dương đã trực tiếp bán những tập tài liệu này như giấy vụn. 75.000 kg giấy khi đó chỉ bán được với giá 4.000 đồng tiền đại dương, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy trong các cửa hàng giấy.

Kỳ tích 3 kiếp nạn của 10.000 bao tải văn vật quý hiếm nhất thế gian, không gì mua nổi từng bị coi giấy vụn - Ảnh 4.

75.000 kg tài liệu vô giá nhất thế gian, cưỡng cầu chẳng được khi đó chỉ bán được với giá 4.000 đồng tiền đại dương, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất giấy trong các cửa hàng giấy. Khi La Chấn Ngọc, Tham tán của Sở Giáo dục nhà Thanh nghe tin này, ông lập tức hỏi tung tích của những tập tài liệu, sau đó dùng tiền tiết kiệm của mình để mua lại với giá gấp đôi và chuẩn bị một thư viện để lưu trữ chúng.

Khi La Chấn Ngọc nghe tin này, ông lập tức hỏi tung tích của những tập tài liệu, sau đó dùng tiền tiết kiệm của mình để mua lại với giá gấp đôi và chuẩn bị một thư viện để lưu trữ chúng. Nhưng suy cho cùng, năng lực của một người là có hạn, và hàng vạn tư liệu lịch sử quý giá vẫn bị thất lạc. Sau đó, La Chấn Ngọc đã tìm kiếm một số ghi chép lịch sử trong những bản thảo bí mật và quý giá đó để biên soạn ra cuốn "Thanh thái tổ thực lục thảo" gây chấn động cả trong và ngoài nước. Mãi cho tới lúc này, những thứ đáng quý của tài liệu trong kho lưu trữ nội các nhà Thanh mới được thế giới biết đến. Lúc này, chính quyền Bắc Dương nhận thấy tư liệu lịch sử nội các của triều Minh và nhà Thanh còn có thể khai thác nhiều hơn thế nên muốn mua lại kho hồ sơ này từ La Chấn Ngọc, nhưng La Chấn Ngọc đã từ chối.

Năm 1924, La Chấn Ngọc vì gặp khó khăn tài chính nên đã không thể bảo toàn những hồ sơ này, buộc phải đem bán chúng cho nhà sưu tập nổi tiếng Lý Thành Đạc (Lý Thành Đạc từng tặng Phổ Nghi 60.000 cuốn làm quà tặng). Sau nhiều lần cân nhắc, cuối cùng nhà nước đã quyết định đầu tư vào việc mua lại các tập hồ sơ này từ Lý Thành Đạc, chấm dứt những chuỗi ngày lưu lạc dân gian của những văn vật quý giá này. Tuy nhiên, do thay đổi nhiều chủ trong một khoảng thời gian dài nên bộ sưu tập này cũng đã hư hại mất mát gần một nửa.

Ngày nay, những tài liệu lưu trữ quý giá nhất ở Trung Quốc này được lưu giữ đúng cách trong kho Lưu trữ lịch sử Trung Quốc, và chúng đã trở thành tư liệu gốc không thể thiếu cho các học giả trong và ngoài nước nghiên cứu về lịch sử nhà Thanh và lịch sử nhà Minh. Đối với những hồ sơ nội các bị mất cuối cùng sẽ không thể xác minh được, nhiều sai sót không thể sửa chữa, bù đắp nên chỉ có thể chôn vùi trong lớp bụi lịch sử khiến người ta xót xa.

San San (Sohu)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem