Như Dân Việt đã thông tin: TAND TP.Hà Nội ra thông báo thể hiện, có 12 bị cáo và 4 "người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan" trong vụ án Việt Á kháng cáo bản án sơ thẩm.
Trong đó, bị cáo Nguyễn Thanh Long, cựu Bộ trưởng Bộ Y tế và Phan Quốc Việt, Tổng giám đốc Công ty Việt Á kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Trước đó, ông Long bị cấp sơ thẩm phạt 18 năm tù vì nhận hối lộ 2 triệu USD còn Phan Quốc Việt bị tuyên 29 năm tù về các hành vi đưa hối lộ, vi phạm đấu thầu.
9 bị cáo khác đều kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, riêng Vũ Đình Hiệp, Phó tổng giám đốc Công ty Việt Á, đề nghị cấp phúc thẩm xem xét toàn bộ bản án, xác định lại tội danh với mình. Ông Hiệp bị tuyên 15 năm tù do đưa hối lộ và vi phạm đấu thầu.
Trong vụ án này, các bị cáo Chu Ngọc Anh, cựu Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ (án 3 năm tù) và Phạm Xuân Thăng, cựu Bí thư Hải Dương (án 5 năm tù) không kháng cáo.
Với những người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, bà Hồ Thị Thanh Thủy (vợ bị cáo Phan Quốc Việt) kháng cáo, đề nghị hủy kê biên 2 sổ tiết kiệm trị giá 20 tỷ đồng đứng tên con chung của họ.
Mẹ đẻ bị cáo Phan Quốc Việt là bà Đàm Thị Trinh có kháng cáo xin hủy bỏ kê biên 52 sổ/thẻ tiết kiệm đứng tên mình với tổng số 412 tỷ đồng.
Công ty Việt Á cũng kháng cáo, đề nghị không tịch thu xung công số tiền được cho là "hưởng lợi bất chính" từ việc bán kit test Covid-19 cho các tổ chức. Doanh nghiệp này cũng cho rằng tòa án cần yêu cầu các đơn vị đã mua test phải thanh toán đủ tiền cho mình.
Theo án sơ thẩm, Phan Quốc Việt cùng đồng phạm có 3 sai phạm chính về nghiên cứu kit test Covid-19; đăng ký lưu hành kết quả nghiên cứu cho Công ty Việt Á và vi phạm đấu thầu tại hàng loạt tỉnh thành.
Về chất lượng kit test của Việt Á, các cơ quan chuyên môn đều đánh giá sản phẩm đạt tiêu chuẩn xét nghiệm; phục vụ phòng, chống dịch.
Sai phạm đầu tiên trong nghiên cứu, cáo trạng thể hiện năm 2020, Covid-19 bùng phát nên Chính phủ giao Bộ Khoa học Công nghệ tích cực nghiên cứu, chế tạo sinh phẩm phòng chống dịch. Việc nghiên cứu kit test Covid sau đó được giao Học viện Quân y chủ trì với kinh phí 18,9 tỷ đồng.
Phan Quốc Việt đã thông đồng với Trịnh Thanh Hùng, Vụ phó thuộc Bộ Khoa học Công nghệ, tác động người liên quan để Công ty Việt Á được tham gia cùng Học viện Quân y. Bị cáo Chu Ngọc Anh, Bộ trưởng Khoa học Công nghệ khi đó ký quyết định đồng ý việc này.
Kết quả nghiên cứu là tài sản nhà nước, do Bộ trưởng Chu Ngọc Anh đại diện sở hữu nhưng bị cáo này cùng cấp dưới là Thứ trưởng Phạm Công Tạc lại để Công ty Việt Á mang đi đăng ký sở hữu.
Cơ quan tố tụng xác định, khi làm những việc vi phạm pháp luật nhưng có lợi cho Việt Á, Chu Ngọc Anh nhận từ Phan Quốc Việt 200.000 USD; Phạm Công Tạc nhận 50.000 USD còn Trịnh Thanh Hùng nhận 350.000 USD.
Do vậy, các ông Chu Ngọc Anh, Phạm Công Tạc bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" còn Trịnh Thanh Hùng bị cho phạm tội "Nhận hối lộ" (ông Hùng vừa bị tòa quân sự phạt 15 năm tù trong vụ việc tại Học viện Quân y).
Sai phạm tiếp theo xảy ra tại Bộ Y tế trong quá trình cấp phép lưu hành sản phẩm kit test cho Công ty Việt Á. Cáo trạng thể hiện Phan Quốc Việt dùng kết quả nghiên cứu cùng Học viên Quân y đi đăng ký tại Bộ Y tế, để Việt Á sản xuất thương mại, bán ra thị trường.
Bị can Nguyễn Văn Trịnh, cựu Trợ lý Phó thủ tướng khi đó đã lợi dụng chức vụ, hướng dẫn Phan Quốc Việt soạn thảo các văn bản liên quan cấp phép; tác động đến người của Bộ Y tế để giúp Việt. Bị cáo Trịnh do vậy được Việt cảm ơn 200.000 USD và hiện bị truy tố về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi hành công vụ".
Một số người thuộc Bộ Y tế cũng bị cáo buộc có hành vi nhận hối lộ, làm sai quy định giúp Công ty Việt Á được phép sản xuất kit test, bán thương mại. Số này gồm Thứ trưởng khi đó là Nguyễn Thanh Long (nhận 2,25 triệu USD); Nguyễn Huỳnh, cựu Phó phòng Giá Cục Quản lý Dược (nhận 4 tỷ đồng); Nguyễn Minh Tuấn, cựu Vụ trưởng Vụ Trang thiết bị công trình (nhận 300.000 USD); Nguyễn Nam Liên, cựu Vụ trưởng Vụ Tài chính, kế hoạch (nhận 100.000 USD).
Sai phạm còn lại là vi phạm đấu thầu, xảy ra khi Công ty Việt Á bán kit test với giá cao cho nhiều cơ quan trên địa bàn cả nước. Quá trình này, Phan Quốc Việt cũng hối lộ hàng loạt bị cáo là những người có thẩm quyền.
Cơ quan tố tụng cho rằng, một test của Việt Á chỉ có giá 143.000 đồng, gồm tất cả chi phí kèm theo 5% lợi nhuận. Tuy vậy, Phan Quốc Việt bán với giá cao hơn nhiều, như tại Hải Dương là 470.000 đồng/test.
Tổng cộng, có hơn 4,5 triệu kit test được Công ty Việt Á bán ra, gây thiệt hại 1.235 tỷ đồng, gồm 402 tỷ đồng thuộc về Nhà nước.
Trong số 402 tỷ thiệt hại nói trên, có 222 tỷ đồng do CDC các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Nghệ An, Bình Dương gây ra trong quá trình mua, tiêu thụ kit test của Việt Á. Còn 15 tỉnh thành khác gây thiệt hại 180 tỷ đồng.
Phiên tòa lần này sẽ xử lý các hành vi đưa – nhận hối lộ và vi phạm đấu thầu của các bị cáo là người trong Công ty Việt Á hoặc cơ quan nhà nước các tỉnh Hải Dương, Bắc Giang, Bình Dương, Nghệ An. Hành vi phạm tội của Phan Quốc Việt và Công ty Việt Á tại các tỉnh thành khác được công an các địa phương giải quyết.
Sai phạm khác trong quá trình mua bán kit test thuộc về các bị cáo Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục và Nguyễn Bạch Thùy Linh, Giám đốc Công ty SNB Holdings.
Họ bị cáo buộc lợi dụng ảnh hưởng của mình với "người có thẩm quyền trong cơ quan Nhà nước", yêu cầu Công ty Capital (của Singapore) mua số kit test trị giá 1 triệu USD (23,5 tỷ đồng) từ Việt Á để tặng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, dùng cho phòng chống dịch.
Qua đây, Phan Quốc Việt chi 40% "hoa hồng" cho Thủy và Linh, tương đương hơn 8 tỷ đồng. Cả 2 người này bị truy tố về tội "Lợi dụng ảnh hưởng đối với người có chức vụ, quyền hạn để trục lợi".
Ngày 21/2, nguồn tin của phóng viên Dân Việt cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đang tạm giữ một người đàn ông ngụ xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An, để điều tra về hành vi "Giết người".
Danh tính của người đàn ông này và nạn nhân chưa được cảnh sát công bố.
Theo nguồn tin, chiều 18/2 (tức mùng 9 Tết Nguyên đán), người đàn ông khoảng 40 tuổi, quê ở huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang đến nhà người bạn (hiện đang bị cảnh sát tạm giữ) ngụ xã Tân Hòa, huyện Tân Thạnh, tỉnh Long An để nhậu và ngủ lại.
Khoảng 22h đêm cùng ngày, người bạn của người đàn ông này (cũng chính là gia chủ) cầm dao đâm chết nạn nhân và kéo thi thể ra gần bờ ruộng cách hiện trường ngôi nhà 100m.
Sáng cùng ngày, người dân phát hiện thấy thi thể của người đàn ông liền trình báo cảnh sát.
Cũng theo nguồn tin, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An đang thụ lý vụ án.
Như Dân Việt đã thông tin: Tối 20/2, Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Bến Tre) đã kiểm tra hành chính chi nhánh Doanh nghiệp tư nhân Thượng Hải (massage Thượng Hải) ở ấp Bình Thành, xã Bình Phú, TP. Bến Tre. Chi nhánh này do ông Nguyễn Hữu Nghĩa (39 tuổi, ngụ tỉnh Đồng Tháp) làm quản lý.
Tiến hành kiểm tra 7 phòng của cơ sở, lực lượng chức năng phát hiện tại 4 phòng có 4 nhân viên nữ đang thực hiện hành vi massage, kích dục cho 4 khách nam.
Qua kiểm tra, phát hiện 2 nhân viên nữ không có hợp đồng lao động; xét nghiệm nhanh ma túy phát hiện 2 khách nam dương tính.
Bước đầu làm việc, các nhân viên thừa nhận, sau khi khách đến cơ sở sử dụng dịch vụ massage, nhân viên nữ phục vụ sẽ gợi ý thực hiện hành vi kích dục cho khách với giá 500.000 đồng/lần.
Như Dân Việt đã thông tin: Hai cô gái trẻ ở Hà Nội được Công an TP.Hà Nội thông báo mất tích đã được gia đình tìm thấy. Gia đình hai cô này đã gửi lời cảm ơn tới cơ quan công an, cơ quan báo chí và người dân vì đã hỗ trợ tìm kiếm.
Trước đó, Công an Hà Nội đăng tải bài viết trên Fanpage Công an thành phố Hà Nội về việc tiếp nhận tin báo của gia đình chị Vũ Thị T. (21 tuổi; trú ở Ngô Đồng, Hồng Dương, Thanh Oai, Hà Nội).
Theo nội dung gia đình cung cấp, chị này đi khỏi nhà từ chiều 19/2. Khi đi chị mặc áo màu vàng, quần bò màu xanh đậm, đi xe đạp mini màu đỏ.
Đến chiều 20/2, đại diện UBND xã Hồng Dương, huyện Thanh Oai, Hà Nội cho biết, người thân của chị Vũ Thị T. vừa tìm thấy cô gái này sau gần hai ngày không về.
Một trường hợp khác cũng được Công an Hà Nội thông báo mất tích là chị chị Bàn Thị Th. (19 tuổi, ở xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín, Hà Nội) đã được tìm thấy và trở về nhà.
Theo người thân của chị Th., cô gái này đã ở Thanh Hóa suốt khoảng 10 ngày qua. Tối 20/2, chị Th. đã về nhà sau khi thấy cơ quan chức năng tìm kiếm và các cơ quan thông tấn báo chí đăng tải thông tin.
Sau khi trở về, sức khỏe của chị Th. ổn định. Gia đình cô gái 19 tuổi đã gửi lời cảm ơn tới cơ quan công an, cơ quan báo chí và người dân vì đã hỗ trợ tìm kiếm chị Th.
Trước đó, ngày 20/2, Công an TP.Hà Nội phát thông báo tìm kiếm người mất tích.
Theo đó, Công an xã Nghiêm Xuyên, huyện Thường Tín tiếp nhận tin báo của gia đình chị Bàn Thị Th. (19 tuổi) về việc cô gái này đi khỏi nhà từ trưa 12/2 (mùng 3 Tết).
Khi đi, chị Th. mặc áo màu nâu, chân váy trắng, đi xe máy hiệu Honda Lead màu xám.
"Chiếu bạc" ngay trên vỉa hè, các “con bạc” ngang nhiên sát phạt nhau công khai giữa ban ngày, đó là những gì đang diễn ra tại các sới bạc trên đường Phạm Hùng và khu vực chợ Long Biên những ngày đầu xuân. Người chơi lại toàn là dân lao động tự do, ngay cả người vô gia cư cũng ném từng hào đi xin vào canh bạc.