Cảnh Trạm trưởng Trạm Y tế phường Đồng Văn nhận tiền, cấp giấy xác nhận khống cho người dân. Clip Dân Việt

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 2.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 3.

Như đã nêu trong kỳ trước, nhóm PV Dân Việt ghi nhận hình ảnh Trạm trưởng trạm y tế phường Đồng Văn chỉ nhận tiền, không khám bệnh rồi xuất giấy xác nhận cho người lao động. Đây là những bằng chứng rõ ràng của dấu hiệu trục lợi bảo hiểm thông qua việc hưởng chế độ đau ốm. 

Theo toàn bộ video mà chúng tôi quay được: ông Sơn không khám bệnh, cũng không căn cứ vào bất cứ tài liệu hay chi tiết nào trên người đến xin giấy nghỉ ốm để kết luận họ bị ốm (có ngày khoảng 60 người). Điều này vi phạm quy định của Bộ Y tế về việc cấp giấy nghỉ hưởng chế độ ốm đau từ bảo hiểm xã hội.

Ông Sơn thậm chí không nhìn mặt nam giới đến "mua" giấy, nữ giới ông thường quan sát rất kỹ từ đầu đến chân rồi ghé vào tai nói điều gì đó. Những người công nhân khi đến xin giấy nghỉ BHXH hầu hết đều đeo khẩu trang. Trong suốt quá trình xin giấy nghỉ họ cũng không tháo ra.

Ông Sơn không so sánh xem mặt người đến "xin" giấy có khớp với giấy tờ (căn cước và thẻ BHXH của họ) cũng không có bất cứ một hành động thăm khám hay hỏi han tiền sử bệnh, tình trạng bệnh ra sao. Việc duy nhất ông làm đó là nhìn thẻ bảo hiểm và "cấp giấy" rồi thu tiền! Các loại bệnh cứ thế "nhảy múa trên mây", bệnh này ứng với người này, bệnh kia ứng với người khác tùy ý theo lựa chọn trên máy của ông Sơn...

Tiếp đó, ông Sơn là việc cấp giấy nghỉ "bừa phứa" đến mức vô lý. Phân tích những tài liệu chúng tôi có được cho thấy, không ít công nhân trẻ khỏe không qua khám bệnh nhưng lại liên tiếp được khai lý do trên giấy nghỉ là bị bệnh gan, bệnh huyết áp, rối loạn chức năng tiền đình, viêm dạ dày tá tràng…

Hay những loại bệnh được kê vào giấy nghỉ hàng loạt như viêm họng cấp, viêm phế quản cấp… khiến cho người khác có thể lầm tưởng có một loại dịch bệnh nào đó đang khiến cho hàng loạt các công nhân mắc phải, nếu nhìn vào bảng danh sách công nhân nghỉ ốm tại khu công nghiệp này.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 4.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 5.

Theo hồ sơ chúng tôi có được, chỉ riêng trong ngày 4/1/2023, Trạm trưởng Phan Thanh Sơn đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH cho 8 trường hợp thì có đến 3 người được ghi với lý do là mắc bệnh gan; 1 người viêm họng cấp, 2 người vừa viêm phế quản cấp vừa rối loạn chức năng tiền đình, 2 người vừa bị viêm phế quản cấp vừa bị bệnh gan.

Hay như ngày 5/1/2023, ông Sơn đã cấp giấy cho 13 trường hợp thì cả 13 người này đều mắc bệnh viêm phế quản cấp. Trong đó có 2 người được ghi kèm thêm "bệnh gan khác" bên cạnh bệnh viêm phế quản cấp.

Viêm họng cấp, viêm phế quản cấp, rối loạn chức năng tiền đình, rối loạn chức năng gan, bệnh gan khác, viêm dạ dày tá tràng… là những bệnh "lai rai không thể khỏi ngay trong ngày một ngày hai"; nhưng nhiều công nhân lại được cấp giấy nghỉ chỉ 1 ngày thì… khỏi làm sao được!

Như đã viết, xin hộ giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm cho người khác cũng được, không cần đến trình diện, khỏi cần đem bệnh án, cũng chẳng cần hỏi han bị bệnh gì! Vì vậy, ông Sơn "phê chuẩn bệnh" và "cung ứng thuốc" theo kiểu vô thiên vô pháp. Tất cả cho thấy những cuộc "mua bán" giấy nghỉ hưởng BHXH trắng trợn, bừa phứa, vi phạm pháp luật.

Vị Trạm trưởng Y tế luôn miệng bảo chỉ cấp cho nghỉ tối đa 5 ngày cho một giấy nghỉ việc hưởng BHXH, nhưng chúng tôi có tài liệu về việc ông cấp một người trong một tháng nghỉ tới 15 ngày, có "giấy" nghỉ 10 ngày (cụ thể, vào tháng 2 và tháng 3 năm 2022). 

Như trường hợp công nhân Trần Thị L, Mã số bảo hiểm 351000…; SN 1992, bị bệnh "viêm phế quản cấp", chữ ký người hành nghề khám chữa bệnh là "Phan Thanh Sơn", ký đóng dấu đỏ Thủ trưởng đơn vị (Trạm trưởng) cũng Phan Thanh Sơn.

Tất cả các trưởng hợp chúng tôi chứng kiến, ghi hình và nhập vai đều cho thấy ông Sơn cấp giấy "siêu tốc" kể trên, rồi thu tiền. Theo quy định, việc cấp giấy này không được thu tiền "bóc lột" người bệnh như trên - ngay cả khi người bệnh ốm thật và xứng đáng được xác nhận nghỉ hưởng BHXH.

Bên cạnh đó, theo điều tra của chúng tôi: nhiều trường hợp được cấp giấy nghỉ hưởng BHXH kể trên, đều có đơn thuốc và được cấp thuốc điều trị (kinh phí bảo hiểm chi trả). Trạm y tế phường Đồng Văn có đi lên thị xã Duy Tiên lĩnh thuốc đều đặn, cất thuốc vào kho dược tại cơ sở mỗi ngày, nhưng thuốc hưởng theo bảo hiểm có đến tay những "người bệnh giả"?

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 6.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 7.

Trong quá trình điều tra của nhóm phóng viên, cấp giấy nghỉ hưởng BHXH nhưng ông Sơn không cấp thuốc cho những đối tượng xin giấy. Ước tính, mỗi tháng cơ số thuốc trị giá vài chục triệu đồng được BHYT cấp về cho các đối tượng được cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH kia vẫn được nhận về trạm. Thế nhưng số thuốc đó đã được "ai đó" nhận?

Hồ sơ, bệnh án, bảng kê chi phí khám bệnh của các bệnh nhân giả đó đều đã được làm khống, theo cách mà những tờ giấy nghỉ BHXH ra đời. BHXH của tỉnh Hà Nam phải thanh toán chi phí khám chữa bệnh về trạm y tế phường Đồng Văn, thanh toán cho các đối tượng "ốm giả" như kể trên. Toàn bộ số thuốc cũng đã được xuất theo đúng hồ sơ bệnh án, đúng loại bệnh được kê trên giấy nghỉ của các đối tượng "ốm giả".

Thuốc điều trị bệnh gan, bệnh dạ dày, kháng sinh điều trị viêm họng, viêm phế quản, thuốc bổ… tất cả đều được BHYT cấp phát thật. Chỉ có điều, những trường hợp mua giấy nghỉ hưởng BHXH từ ông Phan Thanh Sơn, không có ai được khám, được điều trị, được cấp thuốc mang về nhà điều trị… vì không có ai bị ốm.

Điều tra của Dân Việt cho thấy: thuốc BHYT tháng nào cũng được cấp về trạm, căn cứ theo số liệu cụ thể từ số giấy nghỉ việc hưởng BHXH được ông Sơn "bán".

Đơn cử, một bảng kê chi phí khám bệnh "Viêm kết mạc" của một nữ công nhân nghỉ làm hưởng BHXH gồm các 10 lọ thuốc Tobramycin 0,3%, 10 viên thuốc AD Tamy và chi phí khám bệnh có tổng là hơn 60 nghìn đồng; hay bảng kê chi phí khám bệnh của một công nhân khác được chẩn đoán "Viêm phế quản cấp" kèm thiếu vitamin A được kê 10 viên AD Tamy và 10 viên thuốc Droxicef 500 mg và chi phí khám bệnh tại trạm là hơn 50 nghìn đồng.

Hoặc, như các loại thuốc Pracetam 400, Droxicef 500 mg, Hoạt huyết Phúc Hưng cũng được kê đơn cho một bệnh nhân bị "Viêm họng cấp" kèm rối loạn chức năng tiền đình…

Theo tài liệu mà chúng tôi có được, một lần đi lĩnh thuốc bảo hiểm của trạm y tế phường Đồng Văn, số thuốc có trị giá khoảng 12 - 15 triệu đồng, tùy theo hồ sơ bệnh án, đơn thuốc mà trạm y tế nộp về Trung tâm y tế, được chuyển tới cơ quan bảo hiểm y tế.

Thống kê của phóng viên cho thấy, chỉ tính riêng từ đầu năm 2023 đến 30/6/2023, Trạm trưởng Phan Thanh Sơn đã cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau theo chính sách BHXH cho 2.580 ca! Có thể thấy, số tiền bảo hiểm đã bị trục lợi từ sự tiếp tay của Trạm trưởng Trạm Y tế phường Đồng Văn là không nhỏ, cần được các cơ quan chức năng tỉnh Hà Nam sớm vào cuộc làm rõ.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 8.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 9.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 10.

Trục lợi bảo hiểm xã hội ở Hà Nam: Phạm pháp giữa thanh thiên bạch nhật (Bài 2) - Ảnh 11.

Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem