Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đã đến lúc nông sản Việt cần phải thay đổi mang tính chiến lược nhằm định vị thương hiệu trên thị trường thế giới. Nhưng trước mắt, với Trung Quốc - thị trường lớn nhất thế giới lại cận kề Việt Nam, chúng ta cần những giải pháp căn cơ và sự hỗ trợ quyết liệt của chính quyền địa phương, nơi sản xuất nhiều nông sản xuất khẩu.
Trao đổi với PV Dân Việt, ông Hoàng Khánh Duy,Phó ban Quản lý khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng cho hay, trong thời gian tới, nếu lượng xe không đổ dồn lên đột biến, việc giải tỏa ùn ứ có thể xong trước dịp Tết.
"Hiện tại, chúng tôi đang đàm phán với chính quyền Bằng Tường (Quảng Tây) nhằm mởlại cửa khẩu Tân Thanh. Đồng thời, sẽ tăng thêm thời gian làm việc ở các cửa khẩu", ông Duy cho biết.
Còn theo bà Nguyễn Cẩm Trang, Phó Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), ngoài nguyên nhân chống dịch của Trung Quốc còn có nguyên nhân chủ quan là các hạn chế cố hữu trong sản xuất và xuất khẩu nông sản của Việt Nam thời gian qua như: sản xuất chưa đúng với quy trình, tiêu chuẩn và yêu cầu của thị trường; vấn đề chất lượng hoặc bao gói vẫn chưa đáp ứng được các yêu cầu của thị trường nhập khẩu, việc truy xuất nguồn gốc, đăng ký vùng trồng còn chậm… Điều này dẫn đến việc trong số các sản phẩm nông sản xuất khẩu, vẫn có nhiều sản phẩm chưa thể xuất khẩu chính ngạch mà vẫn phải sử dụng hình thức mua bán qua cư dân biên giới. Do đó, cần các giải pháp căn cơ để hạn chế tình trạng này.
"Đối với địa phương sản xuất nông sản, Bộ Công Thương đề nghịcần quan tâm đến kế hoạch kết nối cung cầu ngay từ đầu vụ, đặc biệt là với người mua, khách hàng tại Trung Quốc. Đã có rất nhiều kinh nghiệm từ các địa phương như Bắc Giang, Hải Dương làm rất tốt việc kết nối giao thương ngay từ đầu vụ nên vài năm gần đây, không có tình trạng tắc nghẽn với nông sản ở các địa phương này", bà Trang nhấn mạnh.
Ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cũng cho rằng: "Một khi chính quyền vào cuộc, đồng hành cùng nông dân thì việc tiêu thụ nông sản không phải là quá khó khăn. Vì chỉ có chính quyền mới có thể đứng ra tập hợp các nông dân, thương lái trên địa bàn, chỉ có chính quyền mới kêu gọi được các doanh nghiệp phân phối lớn đến cùng chung tay hỗ trợ, chỉ có chính quyền mới mời được các chuyên gia cả trong và ngoài nước đến hướng dẫn cho người nông dân, thương lái phải đóng gói thế nào, thực hiện truy xuất nguồn gốc ra sao...".
Mặt khác, để giải quyết tình trạng này, một thành phần quan trọng đó là thương lái. Theo bà Nguyễn Thị Thành Thực, Uỷ viên BCH Hiệp hội Nông nghiệp số Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Bagico: Trung Quốc cũng không hề thích việc nhập khẩu theo đường tiểu ngạch như hiện nay. Họ mong muốn cách làm chuyên nghiệp hơn từ phía chúng ta.
"Nhưng giá nông sản ở nơi sản xuất quá rẻ, thương lái chấp nhận rủi ro và tìm kiếm cơ hội.Tiền khấu hao xe, xăng dầu mất vài chục triệu còn hơn là nông sản phải đổ bỏ" bà Thực chia sẻ.
Điều quan trọng theo bà Thực, chúng ta cần áp dụng chuyển đổi số trong việc đăng ký xe khi đưa hàng qua cửa khẩu để minh bạch trên hệ thống của Hải quan. Từ đó: "Tôi chưa cần đưa xe lên nhưng tôi đăng ký hồ sơ trên Hải quan là có thể biết ngày nào, giờ nào có thể đưa hàng qua cửa khẩu", bà Thực cho hay.
Trao đổi với Dân Việt, ông Trần Thanh Hải, Cục phó Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), cho rằng phải giải quyết vấn đề trong chuỗi cung ứng, làm sao tạo chuỗi liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, thương mại, tiêu thụ nông sản.
Ngoài ra, theo ông Hải, giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có những Hiệp định thương mại (FTA) như Hiệp định thương mại ASEAN – Trung Quốc và Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022. Qua đó, mở ra nhiều kỳ vọng mới cho hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.
Rõ ràng việc mở rộng thị trường xuất khẩu nông sản là bài toán chiến lược và việc tận dụng lợi ích từ các FTA là bài toán mà không chỉ cơ quan quản lý, doanh nghiệp mà ngay cả nông dân cũng cần phải tính đến.
Để tận dụng được, theo ông Hải, một mặt vận động, tập huấn cho người nông dân, thương lái (thực chất là doanh nghiệp nhỏ) thiết lập quan hệ khách hàng lâu dài với đối tác bên kia bên giới để tránh tình trạng mua bán được chăng hay chớ.
"Quan trọng hơn là rất cần có những doanh nghiệp lớn, đủ mạnh, có thể đứng ra đặt hàng nông dân sản xuất, sau đó bao tiêu sản phẩm. Những doanh nghiệp này sẽ hướng dẫn nông dân sản xuất theo quy trình mới, phù hợp với nhu cầu khách hàng, áp dụng truy xuất nguồn gốc, sử dụng chỉ dẫn địa lý, xây dựng thương hiệu.
Cũng chính những doanh nghiệp đó sẽ có đủ năng lực để ký kết hợp đồng với các doanh nghiệp phân phối ở bên kia biên giới, sử dụng phương thức vận chuyển quy mô lớn như đường biển, đường sắt để tối ưu chi phí. Như vậy, nông dân không phải vừa lo sản xuất, vừa lo bán hàng, doanh nghiệp cũng có thể đưa hoạt động xuất khẩu trái cây vào nề nếp. Ra biển lớn cần thuyền lớn ", ông Hải ví von.
Lực lượng chức năng gồm biên phòng, công an, cảnh sát cơ động... làm việc 24/24h đảm bảo các xe tải đỗ vào đúng vị trí chuẩn bị sẵn sàng thông quan.
Theo ông Hải, thực chất hiện nay những doanh nghiệp như vậy đã có, nhưng số lượng chưa nhiều và cũng cần thời gian để những doanh nghiệp này lớn và nhiều thêm.
Một giải pháp cấp bách nữa, theo ông Hải là đẩy mạnh đàm phán với Trung Quốc để mở rộng danh sách trái cây được nhập khẩu chính ngạch ngoài 9 loại đã nêu ở trên, nếu không thì vú sữa, sầu riêng, bưởi, chanh leo, na, roi, bơ, dừa, khoai lang vẫn mãi chỉ đi qua cửa khẩu phụ.
Theo đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đàm phánvới nước bạn, để ta có nhiều loại quả hơn xuất khẩu sang Trung Quốc và rút ngắn tỷ lệ trái cây phải kiểm dịch.
Cũng theo ông Hải, cửa khẩu là một hạ tầng hết sức trọng yếu trong chuỗi logistics quốc tế. Vì vậy, bên cạnh việc đầu tư mở rộng hạ tầng cửa khẩu, cần phải giảm tải cho cửa khẩu bằng việc xây dựng hệ thống trung tâm logistics lùi vào trong nội địa.
"Các trung tâm logistics này không chỉ có kho mát, kho lạnh để bảo quản, sơ chế nông sản trước khi xuất khẩu mà còn là địa điểm kiểm tra, thông quan hàng hóa. Hàng sau khi thông quan chỉ việc niêm phong, đưa lên cửa khẩu để xuất qua biên giới, giảm bớt thời gian, quy trình làm thủ tục thông quan tại cửa khẩu.
Được như vậy thì xuất khẩu tiểu ngạch sẽ dần trở thành chính ngạch, bớt đi những giọt nước mắt, những tiếng thở dài của người nông dân mỗi mùa trái cây vào vụ", ông Hải phân tích.
Trao đổi với PV Dân Việt, TS. Đặng Kim Sơn, Chuyên gia nông nghiệp, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn, cho rằng: "Đã đến lúc chúng ta cần tăng cường vào thị trường nội địa của Trung Quốc bằng đường hàng không, đường biển chứ không chỉ đi bằng tiểu ngạch, đi bằng đường bộ như thế này nữa.
Trước đây thường chỉ xảy ra ùn tắc với thanh long, dưa hấu hoặc chuối, nhưng giờ thì rất nhiều hàng nông sản. Thị trường Trung Quốc đã thực sự thay đổi, họ không chỉ vì lí do chống dịch Covid mà hạn chế nhập khẩu tiểu ngạch. Chúng ta cần nâng cao năng lực chuỗi kết nối tiêu thụ nông sản".
Vui lòng nhập nội dung bình luận.