Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thế nhưng, những năm trở lại đây, "Đế chế" hùng mạnh của "Ông trùm BOT" liên tiếp thua lỗ, tăng trưởng âm qua các năm.
"Ông trùm BOT" Phạm Quang Dũng, sinh năm 1954, tại Nam Định. Trình độ chuyên môn: Cử nhân Quản trị kinh doanh. Chức vụ hiện tại: Chủ tịch HĐQT CTCP Tasco (HNX: HUT) có vốn điều lệ 2.686 tỷ đồng. KLCP sở hữu: 26.015.802 HUT, tương ứng 9,68% vốn HUT.
Ông Phạm Quang Dũng từng được giới thiệu là doanh nhân khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng, từng trải qua những ngày tháng cơ hàn "ngày thường đi làm công chức, cuối tuần lại đóng vai lơ xe" vì niềm đam mê kinh doanh của mình.
Hơn 20 năm gắn bó và chèo lái Tasco, ông Dũng đã vực dậy và xây dựng một Tasco hùng mạnh sở hữu 12 Công ty con và 5 Công ty liên danh, liên kết, có tổng tài sản khoảng 10.000 tỷ đồng.
Ông Phạm Quang Dũng từng có tâm nguyện là được giúp tất cả những ước mơ muốn khẳng định trở thành hiện thực và đưa Tasco trở thành thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực bất động sản.
Các dự án giao thông đều có dấu ấn của ông Phạm Quang Dũng gồm: Dự án BOT Mỹ Lộc tổng vốn đầu tư là 3.801 tỷ đồng; Dự án BOT đường tỉnh 39B Thái Bình vốn đầu tư 1.882 tỷ đồng; Dự án BOT Quảng Bình 2.004 tỷ đồng; Dự án tuyến đường Lê Đức Thọ - đường 70 (TP.Hà Nội); Dự án nâng cấp cái tạo QL10 đoạn qua TP.Hải Phòng... Dự án thu phí tự động không dừng VETC 1.524 tỷ đồng.
Bất Động sản: Dự án khu nhà ở sinh thái Xuân Phương, Dự án cho cán bộ, Dự án KĐT mới Pháp Vân...
Ngoài ra, Tasco đã đầu tư thêm lĩnh vực Y tế như CTCP bệnh viện mắt Hà Nội cơ sở 2, Công ty TNHH Thospital…; và đầu tư vào lĩnh vực năng lượng tái tạo.
Giai đoạn năm 2011 – 2016, khi ông Đinh La Thăng ngồi ghế "nóng" Tư lệnh ngành giao thông, Tasco đã có một thời "vàng son" khi các dự án BT, BOT giao thông của ông Phạm Quang Dũng được ví như "gà đẻ trứng vàng" với doanh thu liên tiếp tăng trưởng
Nhờ có hoạt động thu phí BOT mà giai đoạn 2013 – 2016, khối tài sản của Tasco liên tục phình to. Đây cũng là thời kỳ thịnh vượng nhất của ông Phạm Quang Dũng khi các dự án BOT được mệnh danh là "gà đẻ trứng vàng".
Tuy nhiên, kể từ năm 2017, sau khi ông Đinh La Thăng rời ghế Bộ trưởng Bộ GTVT và bị truy tố, kết quả kinh doanh của Tasco có sự đi xuống rõ rệt. Nếu như năm 2016, doanh thu và lợi nhuận trước thuế của Tasco lần lượt đạt đỉnh 2.786 tỷ đồng và 490 tỷ đồng, thì đến năm 2020, doanh thu của Tasco chỉ còn 750 tỷ đồng và lỗ trước thuế 247 tỷ đồng.
Sau khi ông Đinh La Thăng bị truy tố, khó khăn ập đến Tasco do một số dự án BOT vốn được xem là "gà đẻ trứng vàng" của Tasco phải tạm dừng thu phí vì vướng phải làn sóng các tài xế phản đối các BOT lan rộng trên toàn quốc. Điển hình tại BOT Quảng Bình, trạm thu phí Tân Đệ, tỉnh Thái Bình (đã phải chuyển về tuyến tránh Đông Hưng), trạm thu phí BOT Mỹ Lộc, Nam Định (buộc phải giảm hơn 50% phí để hoạt động trở lại).
Ngoài ra, dự án thu phí tự động không dừng VETC từng được "Ông trùm BOT" kỳ vọng sẽ đem lại lợi nhuận "khủng" nhưng lại không hoạt động như kỳ vọng. Bởi dự án đang trong giai đoạn các năm đầu, nên chi phí triển khai rất lớn do triển khai dán thẻ Etag miễn phí lần đầu cho các xe.
Bên cạnh đó, doanh thu từ bất động sản năm 2018 của Tasco giảm mạnh do tiến độ thực hiện dự án chậm trễ nên chưa thể thu hồi lợi nhuận và vướng phải lùm xùm xoay quanh những sai phạm của dự án Xuân Phương Residence và Foresa Villa.
Công bằng mà nói, Tasco hiện vẫn là doanh nghiệp dẫn đầu trong lĩnh vực BOT & hạ tầng giao thông tại khu vực miền Bắc.
Hơn thế nữa, Tasco sở hữu quỹ đất lớn nhiều tiềm năng tại Hà Nội, với giá vốn rẻ nhờ chính sách đổi hạ tầng lấy đất mà Tasco có được nhờ sự khéo léo của ông Phạm Quang Dũng dưới thời ông Đinh La Thăng làm Bộ trưởng Bộ GTVT. Năm 2020, Tasco lỗ kỷ lục đánh dấu sự trượt dốc sâu đậm của 'Đế chế' BOT Phạm Quang Dũng.
Tuy nhiên, kết quả lỗ kỷ lục nói trên đến từ việc Tasco không ghi nhận thêm doanh thu và lợi nhuận từ các dự án bất động sản mới, chi phí lãi vay lớn, chi phí triển khai dự án ETC cao, và Tasco còn phải chịu thêm khoản chi phí 105 tỷ đồng do thực hiện nghĩa vụ tài chính về đất dự án do quy định mới liên quan đến tài sản công. Dù vậy, các nhà phân tích kỳ vọng, với sự lèo lái của ông Phạm Quang Dũng, người từng thành công trong việc vực dậy Tasco, Tasco sẽ sớm trở lại thời kỳ có tăng trưởng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận từ năm 2022.
Bởi, các dự án ETC có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ do lượng ô tô lưu hành tăng; dự án khu đô thị Mỹ Đình đã được chấp thuận quy hoạch và đền bù giải phóng mặt bằng 49ha (quỹ đất có được từ đổi hạ tầng lấy đất cho dự án BT Lê Đức Thọ). Ngoài ra, Tasco đang tiếp tục kháng cáo trong vụ tranh chấp tại khu đô thị mới Vân Canh. Trong kịch bản hoàn hảo, Tasco sẽ được HUD chuyển giao 12.870m2 đất còn thiếu của dự án. Kịch bản trung lập, Tasco sẽ được bồi thường số tiền 192 tỷ đồng tương ứng với phần đất bị thiệt hại.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.