Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Những năm gần đây, TP Hà Nội đã đầu tư xây dựng nhiều cây cầu hiện đại góp phần cải thiện đáng kể tình trạng giao thông trên các tuyến đường huyết mạnh của thủ đô. Ngoài 6 cây cầu huyết mạch bắc qua sông Hồng còn có các cây cầu vượt trong đô thị.
Cầu Long Biên là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên, do người Pháp xây dựng từ năm 1898 tới năm 1902 thì hoàn thành.
Đoạn qua sông của cầu Long Biên dài 2.290 m, phần đường dẫn dài 896 m, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), với đường sắt đơn ở giữa.
Cầu Thăng Long bắc qua sông Hồng, là đường nối sân bay quốc tế Nội Bài với nội thành Thủ đô Hà Nội. Công trình khởi công xây dựng năm 1974 và khánh thành năm 1985.
Đây là cây cầu có thời gian thi công lâu nhất của Hà Nội. Cầu giàn thép dài 3.250 m, gồm hai tầng, với 25 nhịp phần cầu chính và 46 nhịp cầu đường dẫn của đường sắt và đường xe thô sơ. Hai làn cầu riêng biệt, rộng 3,5m (một làn) dùng cho phương tiện thô sơ.
Phần giữa tầng 1 là đường dành dành cho tàu hỏa chạy tuyến Văn Điển - Bắc Hồng rộng 11 m, và xe máy, xe đạp. Tầng 2 dành cho các loại xe cơ giới có chiều rộng 21 m, mặt cầu bê-tông, hai làn dành cho người đi bộ. Cầu Thăng Long được xem là một trong những biểu tượng của tình hữu nghị Việt Nam - Liên Xô.
Nằm song song với cầu Long Biên ở phía Nam (hướng hạ nguồn) là cầu Chương Dương. Năm 1986, cầu Chương Dương được đưa vào sử dụng, trở thành cây cầu quan trọng nhất thời bấy giờ khi "chia lửa" cho cầu Long Biên.
Cầu Chương Dương (vị trí km 170+200 quốc lộ 1A), dài 1.230 m, gồm 21 nhịp, chia làm bốn làn xe chạy hai chiều, mỗi bên rộng 5 m. Kiến trúc cầu Chương Dương không có gì nổi bật, nhưng điểm nhấn lớn nhất khi cây cầu này được xây dựng và hoàn thành bởi 100% các kĩ sư, công nhân của Việt Nam.
Cầu Vĩnh Tuy nối trung tâm Hà Nội ở địa phận phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng với quận Long Biên (phía Đông Hà Nội).
Cầu đi vào sử dụng cuối năm 2008 với chiều dài tuyến chính 5.800 m, trong đó phần vượt sông dài 3.700 m. Mặt cầu Vĩnh Tuy hiện rộng 19m và đã được quy hoạch mở rộng trong giai đoạn hai lên tới 38 m.
Khi mở rộng, cầu Vĩnh Tuy có chiều rộng lớn nhất trong 7 cây cầu kể trên (hiện cầu Thanh Trì đang rộng nhất với 33,1m).
Cầu Nhật Tân có tổng chiều dài 9,17 km, trong đó phần cầu chính là 3,9 km (đoạn cầu vượt sông Hồng chiếm 1,5 km) và phần cầu dẫn dài 5,27 km. Ảnh: Lê Hiếu.
Cầu nối huyện Đông Anh với quận Tây Hồ, có điểm đầu từ phường Phú Thượng, quận Tây Hồ đến xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh. Sau khi khởi công xây dựng vào tháng 3/2009, gần sáu năm cây cầu mới hoàn thành (tháng 1/2015). Ảnh: Lê Hiếu.
Cầu Đông Trù là một cây cầu bắc qua sông Đuống, nằm trên quốc lộ 5 kéo dài, nối xã Đông Hội, huyện Đông Anh ở phía bắc Hà Nội và phường Ngọc Thụy, quận Long Biên phần phía phía nam Hà Nội. Cầu nằm về phía tây của cầu Đuống.
Cầu Đông Trù dài 1,1 km, mặt cắt rộng 55 m với 8 làn xe. Ngoài hệ thống đường dẫn hai đầu, cầu gồm 3 nhịp chính trong đó 2 nhịp biên dài 80 m và nhịp giữa sông dài 120 m được áp dụng công nghệ mới là cầu vòm ống thép nhồi bê tông, lần đầu tiên ở khu vực Đông Nam Á.
Dự án cầu cạn đoạn Mai Dịch - Nam Thăng Long khởi công tháng 1/2018 với tổng mức đầu tư hơn 5.000 tỷ đồng bằng nguồn vốn ODA Nhật Bản.
Điểm đầu tại Km0+130, phía Bắc cầu Mai Dịch, điểm cuối tại Km5+497,72, phía Nam cầu Thăng Long với tổng chiều dài 5,367 km (trong đó phần cầu cạn dài 4,728 km).
Cầu được thiết kế có thể chịu tác động của động đất cấp 7, quy mô đường cao tốc 4 làn xe, tốc độ thiết kế 100km/h. Dự án hoàn thành sẽ góp phần khép kín Vành đai 3 và giảm ùn tắc giao thông cho các tuyến đường quanh khu vực.
Dự án cầu vượt Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt (Cầu Giấy, Hà Nội) có tổng mức đầu tư 560 tỷ đồng, gồm chi phí giải phóng mặt bằng, xây dựng và các chi phí khác được trích từ vốn ngân sách thành phố.
Tổng chiều dài của cầu là 278 m, rộng 16 m. Tính đến thời điểm hiện tại, đây được cho là một trong những dự án xây cầu vượt có quy mô lớn nhất Thủ đô. Đây là cầu vượt nối đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, kết nối 3 quận: Cầu Giấy, Tây Hồ và Bắc Từ Liêm.
Cầu vượt thấp qua hồ Linh Đàm (Hoàng Mai, Hà Nội) được khởi công cuối năm 2019 là một trong năm công trình giao thông trọng điểm của Hà Nội. Tổng mức đầu tư dự án là hơn 341 tỷ đồng.
Đây là hệ thống bốn đơn nguyên cầu gồm hai cầu thấp mỗi bên kết nối với đường Nghiêm Xuân Yêm và Hoàng Liệt, hai cầu lên xuống kết nối với đường Vành đai 3 trên cao. Cầu đi dưới thấp bên trái dài gần 260 m, cầu đi dưới thấp bên phải có chiều dài 282 m, rộng 13 m. Hai cầu cạn thấp nằm phía ngoài cùng mỗi chiều có chiều dài gần 542 m, bề rộng 13 m nối Nghiêm Xuân Yêm và Hoàng Liệt, trên hai cầu cạn đều có hành lang đi bộ rộng 1,7 m.
Sau khi hoàn thành, cầu vượt Linh Đàm dưới thấp giúp giảm tải cho nút giao Thanh Xuân và nút giao Pháp Vân, khép kín đồng bộ tuyến đường Vành đai 3 khu vực hữu ngạn sông Hồng, góp phần giải quyết nhu cầu đi lại và hạn chế ùn tắc giao thông trên địa bàn TP Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.