"Xoay sở cả ngày để đủ 10 loại giấy tờ rồi lại nhận được câu trả lời "không sản xuất mặt hàng thiết yếu nên không được cấp giấy đi đường". Nghỉ lâu, doanh nghiệp chết, người lao động thất nghiệp, tạo thêm gánh nặng cho xã hội. Cứ thế này không biết có sống được đến khi qua dịch không, mong gì xa thế?", một doanh nghiệp thở dài khi xoay xở mấy ngày vẫn không thuộc diện được cấp giấy đi đường của Hà Nội để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh trao đổi với Dân Việt


Khi Dân Việt triển khai loạt bài "Việt Nam chuẩn bị gì để mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi miễn dịch cộng đồng?", đã nhận được nhiều ý kiến của doanh nghiệp với nhiều uẩn ức, nghẹn ngào. Trong bối cảnh bình thường, hoạt động kinh doanh đã gặp nhiều khó khăn rồi thì trong bối cảnh diễn biến của dịch Covid-19, doanh nghiệp còn khó bội phần. Thế nhưng, để chống dịch, nhiều địa phương đã không theo với chủ trương của Chính phủ, tạo ra "vương quốc riêng" khiến doanh nghiệp khó khăn chồng chất khó khăn.

Ví như mấy ngày gần đây, Hà Nội nóng việc cấp giấy đi đường. Điều đáng nói, Hà Nội chỉ trong 40 ngày đã 4 lần đổi giấy đi đường khiến cho doanh nghiệp xa xẩm mặt mày. Lần thứ 4, nhìn yêu cầu 10 loại giấy tờ để được cấp giấy đi đường mà doanh nghiệp "choáng", nhưng đó chưa phải là điều quan trọng nhất. Sau khi một ngày lóc cóc chuẩn bị 10 loại giấy tờ theo yêu cầu của cơ quan công quyền thì lại nhận được câu trả lời "không sản xuất mặt hàng thiết yếu nên không cấp giấy đi đường". Vậy là, một doanh nghiệp đang hoạt động kinh doanh bình thường, chỉ không phải là mặt hàng thiết yếu thôi buộc phải dừng sản xuất và không xem xét đến phương án phòng chống dịch có an toàn hay không.

Một báo cáo mới đây của Bộ Công Thương đã nhận định, tình trạng ách tắc trong sản xuất, lưu thông hàng hóa vẫn đang xảy ra. Tại một số địa phương, công tác tổ chức thực hiện có nơi, có lúc còn cứng nhắc, ban hành một số quy định không phù hợp, thiếu đồng bộ, thiếu thống nhất, không tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 2.

Theo cơ quan này, các nhà máy, đơn vị sản xuất đóng tại địa phương là một mắt xích của chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng nên khi bị gián đoạn tại một địa phương đã tác động dây chuyền, gây khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

"Nhiều doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bị ảnh hưởng, phải trì hoãn, hủy đơn hàng, có nguy cơ bị mất thị trường, thay đổi chuỗi cung ứng", Bộ Công Thương lo ngại.

Vẫn biết trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc kinh doanh sẽ gặp nhiều khó khăn và chi phí sẽ bị đội lên nhưng nếu như mỗi một quyết định của mỗi địa phương được tham vấn thì doanh nghiệp sẽ bớt chút nhọc nhằn.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 3.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 4.

Khi được hỏi cần hỗ trợ gì sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế, ông Nguyễn Tiến Đạt, Tổng giám đốc AZA Travel, cho hay chúng ta đã có những gói hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp như trước đây là gói 62.000 tỷ và nay là gói 26.000 tỷ, nhưng nó vẫn còn "trên TV", các doanh nghiệp ngành du lịch rất ít người tiếp cận được.

"Nói giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp nhưng làm gì có thu nhập để giảm, trì hoãn đóng bảo hiểm xã hội nhưng về cơ bản vẫn phải đóng, nhân viên tại doanh nghiệp muốn được nhận hỗ trợ thì cần rất nhiều giấy tờ điều kiện nhưng lại không đáng (cao nhất chỉ 3,7 triệu đồng – bằng nửa tháng lương) trong khi mất thu nhập gần 2 năm nay", ông Đạt cho hay.

Theo ông Đạt, các chính sách cũng phải đi vào thực tiễn. Đơn cử như hiện nay, các doanh nghiệp đều đang "khát vốn". Ngay cả doanh nghiệp chúng tôi cũng đang phải đi vay nhưng khi đặt vấn đề với ngân hàng sẽ bị từ chối 100%, kể cả có tài sản thế chấp. Ngân hàng cũng phải đặt vấn đề an toàn và lợi nhuận lên hàng đầu vì vậy doanh nghiệp không tiếp cận được vốn.Tôi phải vay theo hình thức cá nhân để "nuôi" công ty. Như vậy đâu có phải hỗ trợ doanh nghiệp", ông Đạt cho hay.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 4.

Ông Đặng Quốc Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Thủ công mỹ nghệ Kim Bôi, cũng cho rằng câu chuyện cho doanh nghiệp vay tiền trả lương cho công nhân thì phải khẩn trương thực hiện, nhưng hiện nay chỉ nằm trên bàn thủ tục hành chính.

"Công nhân không có hỗ trợ, không được trả lương bỏ về quê hết sau này mở cửa lại nền kinh tế liệu có nhân công để làm hay không, doanh nghiệp có người để sản xuất trở lại không?

Cứu doanh nghiệp như dập lửa, vậy tại sao chúng ta không nhanh chóng cấp tiền cho doanh nghiệp và sau này khi quay lại kiểm tra nếu doanh nghiệp không phát cho người lao động, hay thực hiện không đúng quy định sẽ bị xử phạt", ông Hùng kiến nghị.

img
img

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 7.

Cùng quan điểm, bà Vũ Thị Vân Phượng, Giám đốc Công ty CP Đầu tư Thương mại VietRAP, cho hay cũng như các doanh nghiệp khác, VietRAP bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19, mọi hoạt động hầu như đình trệ thậm chí gián đoạn trong thời kỳ giãn cách xã hội. Vì vậy doanh nghiệp có một kỳ vọng phục hồi mạnh mẽ sau dịch.

"Nhưng để thích ứng và phát triển trong nền kinh tế mở cửa sau dịch thì doanh nghiệp rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước. Hỗ trợ về tài chính bằng tiền để tái thiết lại hoạt động sản xuất kinh doanh, tiếp tục kéo dài thời gian ưu đãi về chính sách thuế, ưu đãi lãi suất như thời gian vừa qua.

Đồng thời, tháo gỡ các vướng mắc về thủ tục hành chính trong sản xuất- kinh doanh- tiêu thụ hàng hóa khi phải thay đổi thị trường hoặc khách hàng mục tiêu cho phù hợp với tình hình kinh tế sau dịch", bà Hằng kiến nghị.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 6.

Một vấn đề nữa nếu đã chấp nhận sống chung với dịch Covid-19, doanh nghiệp cần có các biện pháp ứng phó phù hợp. "Bởi vậy các dự báo xu hướng của dịch sát với tình hình thực tế do các nhà quản lý hoặc Chính phủ đưa ra vô cùng quan trọng để doanh nghiệp có căn cứ lập kế hoạch hoạt động phù hợp để vừa đảm bảo sức khỏe an toàn cho người lao động", bà Hằng cho hay.

Ông Đậu Minh Công, Chủ tịch Công đoàn Công ty Heineken Việt Nam tại Đà Nẵng, cho rằng phải tập trung và tiếp tục thực hiện tiêm vaccine Covid-19 nhằm mục đích đạt miễn dịch cộng đồng, đảm bảo sự ổn định lâu dài cho sự phát triển kinh tế và xã hội.

"Cùng với đó là hỗ trợ và kêu gọi một bộ phận người lao động đã về quê quay lại TP.Đà Nẵng để đảm bảo lực lượng lao động cho sự phục hồi của doanh nghiệp.", ông Công cho hay.

img
img

Về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khi mở cửa trở lại nền kinh tế, ông Huỳnh Văn  Chính, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Dệt may 29/3 (quận Thanh Khê, Đà Nẵng), cho rằng khi doanh nghiệp gặp khó sẽ không đảm bảo nguồn trả nợ hoặc thời gian nợ kéo dài sẽ chuyển thành nợ quá hạn. "Cho nên hơn lúc nào hết chúng tôi cần ngân hàng phải chia sẻ và đồng cảm với doanh nghiệp", ông Chính nói.

Cũng theo ông Chính, Công đoàn nên "thắt lưng buộc bụng" cùng doanh nghiệp, không nên thu phí công đoàn vào thời điểm hiện tại.

"Doanh nghiệp tồn tại thì Công đoàn mới tồn tại. Bản thân Công đoàn nên có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, không nhận kinh phí Công đoàn trong vòng ít nhất 1 năm", ông Chính đề nghị.

Ngoài ra, về chính sách bảo hiểm xã hội, ông cũng đề nghị xem xét lùi hoặc có chính sách miễn giảm đối với các doanh nghiệp đang gặp khó về sản xuất kinh doanh.

Đặc biệt, vị lãnh đạo này cho rằng Nhà nước nên thay đổi Luật lao động trong tình hình như hiện tại.

"Luật Lao động hiện hành đã "bó chân" doanh nghiệp trong bối cảnh như hiện nay. Với tình hình hiện tại, doanh nghiệp phải làm tăng ca, tăng giờ để hoàn thành đơn hàng nước ngoài. Với chính sách của nước ta, nếu tăng ca, lương phải trả tăng gấp rưỡi, gấp hai lần. Như vậy, căn cứ vào luật pháp Việt Nam, doanh nghiệp nước ngoài cho rằng mình vi phạm nên Luật lao động phải có thay đổi", ông Chính nói thêm.

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 8.

Dù vậy, trao đổi với Dân Việt, đại đa số doanh nghiệp vẫn tin vào quyết tâm, chủ trương của Chính phủ trong việc dập dịch và phát triển kinh tế, những hiện tượng kia chỉ là những vấn đề phát sinh trong quá trình chống dịch, các địa phương sẽ phải nhanh chóng sửa đổi để hỗ trợ doanh nghiệp.

Quan trọng nhất, doanh nghiệp vẫn là đầu tàu cho quá trình tồn tại hay không tồn tại, hồi phục hay không hồi phục bằng cách tự cấu trúc, tự thay đổi để phù hợp nhất trong trạng thái bình thường mới, chứ không thể nằm im một chỗ đợi hỗ trợ từ Chính phủ được.

img
img
img

Mở cửa trở lại nền kinh tế: “Nếu sau dịch doanh nghiệp vẫn còn sống…” (bài 4) - Ảnh 10.



Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem