Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Trao đổi với Dân Việt, các chuyên gia cho hay với tình huống lạc quan nhất thì đến Tết 2022 Việt Nam có thể mở cửa trở lại nền kinh tế. Tuy nhiên, việc mở cửa trở lại nền kinh tế cần phải thực hiện từng bước, cuốn chiếu theo kiểu mở rộng dần vùng xanh trên cả nước.
LTS: Trong khi cả nước đang phải đối mặt với trận chiến rất cam go với dịch Covid-19, Dân Việt lại triển khai một vấn đề đi trước một bước, đó là mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi miễn dịch cộng đồng. Nhiều chuyên gia dự báo dịch Covid-19 còn kéo dài trong vài năm tới và phải xác định sống chung với dịch, vì vậy Việt Nam cần xây dựng kế hoạch mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi tiêm đủ 2 mũi cho 80% dân số từ 18 tuổi trở lên. Chúng ta không thể đóng cửa mãi được và năm 2022, 2023 là năm rất quan trọng cho kế hoạch 5 năm của Việt Nam.
Thực tế cho thấy, nhiều nước mở cửa sau khi miễn dịch cộng đồng thì số ca nhiễm tăng trở lại. Vậy Việt Nam cần chuẩn bị những gì để mở cửa trở lại nền kinh tế và việc mở cửa cần bắt đầu như thế nào, từ đâu để nền kinh tế phục hồi nhanh nhất, lan toả tới nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhất? Đây là vấn đề cần được đặt trên bàn các nhà làm chính sách và cần phải làm song song với thời điểm chống dịch hiện nay. Sau khi số ca nhiễm giảm, tiêm đủ 2 mũi cho 80% dân số xong thì chúng ta chủ động với việc vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.
Về vấn đề này Dân Việt đã triển khai tuyến bài: "Việt Nam chuẩn bị gì để mở cửa trở lại nền kinh tế sau khi miễn dịch cộng động?". Đây là loạt bài được phỏng vấn các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp và những người làm chính sách.
Trao đổi với Dân Việt, ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên trường Đại học Fulbright Việt Nam, cho rằng diễn biến dịch của Việt Nam hiện đang căng thẳng, nhiều tỉnh thành đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Và với tình huống lạc quan nhất, Việt Nam sẽ kiểm soát được dịch, miễn dịch cộng đồng (ở đây được hiểu là tiêm đủ 2 mũi cho 80% dân số) thì đến Tết 2022.
TS. Võ Trí Thành, Nguyên Phó Viện trưởng viện quản lý kinh tế Trung Ương (CIEM), cũng cho rằng, về nguyên tắc còn dịch thì ít nhiều phải giãn cách, trừ khi có vaccine tạm miễn dịch cộng đồng hoặc có thuốc đặc trị Covid-19. Khoảng 80% dân số được tiêm vaccine cả 2 mũi (nhanh nhất theo dự báo là vào quý I/2022), là chúng ta có thể mở cửa trở lại nền kinh tế, quay lại sản xuất kinh doanh bình thường.
Hoạt động sản xuất kinh doanh trong mùa dịch.
TS Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính – tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng thời điểm hiện tại, mặt trận y tế vẫn là ưu tiên hàng đầu nhưng mặt trận kinh tế cũng phải bắt đầu xây dựng những kế hoạch và chiến lược phục hồi kinh tế sau đại dịch.
Theo dự báo của Chính phủ, quý I/2022 và chậm nhất là quý II/2022 Việt Nam có thể miễn dịch cộng đồng. Tại thời điểm đó, chúng ta vẫn phải tiếp tục kiên trì thực hiện mục tiêu kép "vừa phát triển kinh tế - xã hội nhưng song song với đó là kiểm soát dịch bệnh". Bởi dù đã tiến đến miễn dịch cộng đồng nhưng dịch bệnh sẽ còn rải rác và chúng ta cần xác định sống chung với Covid-19.
"Chúng ta không "học theo" cách làm của một quốc gia cụ thể nào mà tùy vào điều kiện thực tiễn của Việt Nam để có chiến lược mở cửa phát triển kinh tế phù hợp. Chúng ta mở cửa trở lại kinh tế phải mở dần dần và vừa mở cửa vừa phải quan sát, nghe ngóng dịch bệnh. Bởi biến thể Delta còn vô cùng phức tap, trong khi năng lực y tế của Việt Nam có hạn nên chúng ta không thể "đua" với Mỹ hay với Châu Âu vì năng lực y tế của họ rất tốt", ông Lực cho hay.
Để mở cửa trở lại nền kinh tế, theo ông Nguyễn Xuân Thành, Việt Nam nên mở cửa từng bước một, kiểu mở cửa cuốn chiếu.
"Theo đó, chúng ta sẽ mở cửa từng địa phương, nơi nào kiểm soát được dịch thì mở cửa. Cần phải mở lại các khu công nghiệp, đây là việc cần làm đầu tiên mà không phải là hình thức "3 tại chỗ". Nền kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào các khu công nghiệp", ông Thành cho hay.
Theo ông Thành, với diễn biến dịch hiện nay, nhất là chủng Delta thì mới tiêm 1 mũi cũng không ổn, phải đủ 2 mũi cho công nhân ở khu công nghiệp.
"Khi đó khu công nghiệp trở thành vùng xanh. Theo đó, khu dân cư quanh đó trở thành vùng xanh thì trở lại kinh doanh. Và việc mở cửa thì cũng theo nguyên tắc cuốn chiếu, theo đó địa phương nào kiểm soát được dịch thì mở cửa và khi nền kinh tế trong nước trở lại bình thường thì mới tính đến mở cửa ra nước ngoài. Vì khi đã mở cửa thì không để "đóng" lại", ông Thành phân tích.
Hoạt động kiểm soát dịch bệnh tại các địa phương. (Ảnh: Dân Việt)
Theo ông Thành, sau khi chúng ta tiêm 2 mũi cho 80% dân số vẫn phải xác định sống chung với dịch và dịch có thể bùng phát trở lại nhưng ở mức mà hệ thống y tế và người dân chấp nhận được.
"Nhưng khi đó, Việt Nam cần phải ban hành hướng dẫn mới về phòng, chống dịch chứ không chỉ thông điệp 5k như hiện nay. Ngành y tế cần phải chuẩn bị để khi được tiêm đủ 2 mũi thì sau 2 tuần thì phải ban hành. Và mở cửa từng bước để xem dịch có bùng phát trở lại không?" ông Thành bình luận.
Ông Thành cho rằng việc hoạch định chính sách trước rồi khi đưa vào thực tiễn thì có thể thay đổi vì có thể không phù hợp. Nhưng trong quá trình thực hiện, cái nào không phù hợp thì phải nhanh chóng điều chỉnh.
Về vấn đề này, TS. Võ Trí Thành cho biết chiến lược mở cửa, phục hồi và phát triển kinh tế sau khi miễn dịch cộng đồng đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu và dự kiến trong tháng 9 tới sẽ ban hành Nghị quyết.
"Đáng chú ý, chiến lược này được xây dựng lần này không chỉ cho 1 năm và được xây dựng cho giai đoạn 2 năm 2022 và 2023. Bởi, đây sẽ là 2 năm rất quan trọng đối với chiến lược phát triển kinh tế 5 năm của Việt Nam. Chúng ta đã mất 1 năm (năm 2021) người dân và doanh nghiệp chịu ảnh hưởng vô cùng nặng nề của đại dịch Covid-19, khiến cho tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nếu không có chiến lược phù hợp giúp kinh tế hồi phục và phát triển kinh tế trong 2 năm tới (2022 – 2023), sẽ ảnh hưởng tới kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, thậm chí là 10 năm", ông Thành bình luận.
Theo ông Võ Trí Thành, chiến lược phát triển kinh tế phải phù hợp thực tiễn song một điểm cần lưu ý: Trong chiến lược cần phải có giải pháp, chính sách hỗ trợ để các doanh nghiệp không chỉ vượt khó (duy trì và tồn tại) mà phải hỗ trợ để doanh nghiệp phục hồi gắn với bắt nhịp đà hồi phục của kinh tế thế giới, nhất là với các đối tác lớn của Việt Nam.
Về vấn đề này, TS Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia, cũng cho rằng, dù có miễn dịch cộng đồng bằng việc tiêm vaccine cho 80% dân số thì dịch vẫn tồn tại và chúng ta phải xác định sống chung với nó như dịch cúm thông thường. Vì vậy chúng ta không thể mở cửa mạnh mẽ ngay sau khi miễn dịch cộng đồng như trước đây được và dịch Covid-19 sẽ làm cho hoạt động của nền kinh tế - xã hội gặp trở ngại trong 1 hoặc 2 năm tới.
Nhìn vào các quốc gia trên thế giới, tại sao họ lại có thể bật nhanh sau khi miễn dịch cộng đồng đó là vì họ có sức bật từ việc tích tụ năng lượng ngay từ trong đại dịch.
Việt Nam chúng ta không làm được như vậy. Cầu từ phía người dân không có tích tụ và cung là phía doanh nghiệp cũng không có tích tụ năng lượng trong dịch bởi các chính sách hỗ trợ hiện nay mới chỉ để doanh nghiệp duy trì tồn tại. Không có năng lượng tích tụ, người dân và doanh nghiệp cần một năng lượng mới có thể tạo đà bật khi mở của nền kinh tế sau miễn dịch cộng đồng. Đây là vấn đề thực sự rất khó, chúng ta phải lưu tâm khi xây dựng chiến lược.
Bài 2: Mở cửa trở lại nền kinh tế: "Ngày tự do" của nền kinh tế Anh và động thái của Chính quyền Biden vào 8h ngày 7/9/2021
Vui lòng nhập nội dung bình luận.