Ngàn năm vọng tiếng trống đồng

Chủ nhật, ngày 21/04/2013 06:56 AM (GMT+7)
(Dân Việt) - Chưa ai xác định chính xác được nghề đúc đồng thủ công truyền thống ở làng Chè Đông (xã Thiệu Trung, huyện Thiệu Hóa, Thanh Hóa) có tự bao giờ. Chỉ biết rằng đền thờ ông tổ nghề của làng, đức Khổng Minh Không đã có gần một nghìn năm.
Bình luận 0

Nghệ nhân Lê Văn Bảy - một trong những người có tay nghề, kỹ thuật cao về đúc trống cho hay: Việc đúc trống đồng theo lối thủ công không thể tránh khỏi rủi ro, tất cả các công đoạn để đúc nên một sản phẩm phải được tính toán kỹ lưỡng. Từ khâu làm khuôn, chọn nguyên vật liệu, đến tính toán trọng lượng, chiều cao, bề rộng, mặt trống, hoa văn… đều phải tuân thủ nghiêm ngặt theo công thức riêng.

Người làm nghề đúc trống đồng phải thật tâm huyết mới chế được một sản phẩm có ý nghĩa lịch sử, văn hóa... Việc thực hiện sản phẩm không chỉ đòi hỏi kinh nghiệm, độ tinh của nghề mà còn phải có sự cảm nhận mong manh qua từng vân ngón tay, linh cảm người thợ. Chính vì thế mà mỗi chiếc trống đồng có màu sắc, âm thanh, vẻ đẹp riêng, có “hồn riêng” và đời sống riêng.

Người làng Chè Đông vẫn bảo, khi mỗi “đứa con” cất tiếng “ping… bung” là người ta thấy lòng rung lên, như nghe tiếng ngàn xưa vọng về.

img
Nghề đúc đồng truyền thống ở làng Chè Đông được truyền từ đời này qua đời khác.
img
Rắc tro lên bề mặt âm bản để nổi rõ chi tiết hoa văn.
img
Nghệ nhân Lê Văn Bảy chêm lại khuôn trước khi đúc.
img
Trống đồng được coi là linh vật nên khi đúc phải làm lễ để thụ linh khí của trời đất.
img
Hàng tạ đồng được cho vào lò luyện.
img
Đồng nung chảy, đã sẵn sàng rót vào khuôn.
img
Rót đồng nóng chảy vào khuôn, công đoạn gay cấn nhất của nghề. Chỉ sơ sảy là có thể gây ra tai nạn.
img
Chiếc trống đồng đúc xong còn phải tinh chỉnh cho sắc nét mới hoàn thành.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem