152 tập lưu báo gốc và nhiều hiện vật quý tại Bảo tàng Báo chí VN

Bùi Mỵ Thứ tư, ngày 16/08/2017 12:35 PM (GMT+7)
Sáng ngày 16.8, tại tòa nhà Hội Nhà báo Việt Nam diễn ra “Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam” và triển lãm trưng bày 152 tập lưu báo và tạp chí gốc.
Bình luận 0

img

Trưng bày kỷ niệm 152 năm ra đời và phát triển báo chí quốc ngữ thu hút sự quan tâm. (Ảnh Mỵ Lương).

Mang theo khẩu súng trường của gia đình, ông Lê Thanh Vị  - con cụ Lê Thanh Thủy (tức Nguyễn Thành Lê), nguyên Tổng thư ký đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam xúc động mang đến hiến tặng cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam ngay trong ngày được nhận quyết định thành lập. Nói rõ hơn về nguồn gốc khẩu súng gia đình hiến tặng, ông Vị cho hay: “Đây là khẩu súng mà cụ thân sinh ra tôi đi thăm các cơ sở báo chí tại các nước Đông Âu những năm 1960 và được trao tặng. Khẩu súng này được chuyển qua Bộ Ngoại giao gửi lại cho gia đình”.

Tại buổi lễ công bố, nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam khẳng định: “Bảo tàng Báo chí Việt Nam chỉ có thể ra đời khi đã hội đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó là một quá trình lâu dài, công phu. Tính từ ngày 21.8.2014 (khi Đề án Bảo tàng Báo chí Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt) đến ngày 28.7.2017 (khi Thủ tướng Chính phủ ký quyết định thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam), đã gần trọn 3 năm triển khai thực hiện đề án và thúc đẩy tiến trình thành lập bảo tàng. Hôm nay, ý tưởng về một Bảo tàng Báo chí Việt Nam được nung nấu và chuẩn bị sau nhiều nhiệm kỳ Ban chấp hành Hội Nhà báo Việt Nam đã trở thành hiện thực.”

Theo đuổi và sưu tập báo chí, ấn phẩm tư liệu cho bảo tàng khoảng mười năm nay, ông Nguyễn Văn Thúy – nguyên Chủ tịch Liên Chi hội Nhà báo Báo Văn phòng Quốc hội cho biết, ông ấn tượng nhất là khi được chạm vào quyết định của đồng chí Đinh Thế Huynh ký quyết định trao kỷ niệm chương cho 4 đồng chí lãnh đạo Quốc hội. Thứ 2, là bức ảnh chí Nguyễn Phú Trọng ký nâng cấp tờ báo Đại biểu nhân dân. “Đây cũng là lần đầu tiên Hội Nhà báo Việt Nam trao kỷ niệm chương cho lãnh đạo Quốc hội. Trong quá trình trưng bày mọi người sẽ được tiếp xúc thêm những hiện vật này”.

Theo PGS.TS Trần Duy Hinh, đến thời điểm hiện tại thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam là quá muộn nhưng rất hoan nghênh. “Có còn hơn không. Bởi, báo chí là gì? Báo chí chính là biểu đồ đi lên của đất nước. Nếu báo chí phát triển được tức là đất nước đang đi lên. Và đất nước lớn bao nhiêu người ta chỉ cần nhìn vào một chỗ đó là nhà báo hoạt động. Đầu tiên chỉ có một, sau đó đến hai, ba báo và đến hiện tại là có hàng trăm, hàng nghìn báo và trang tin, điều này chứng tỏ đất nước ta phát triển nhanh chóng”.

Ban tổ chức hiện đang trưng bày và giới thiệu 152 tập lưu báo và tạp chí bản gốc và 2 tập lưu báo cắt dán Gia định báo (gồm 4 quyển) và Hoàng Sa – Trường Sa (gồm 1200 bài báo cắt dán) do nhà báo, nhà sưu tầm Trần Thanh Phương (TP.Hồ Chí Minh) hiến tặng.

img

Chiếc máy in từ năm 1966 được trưng bày. (Ảnh Mỵ Lương)

Ngoài ra, còn có một số hiện vật có giá trị lịch sử như chiếc máy in sản xuất năm 1966 do Công ty in Việt Lập từ Cao Bằng mang xuống tặng với sự hỗ trợ chuyên chở, bảo dưỡng của Nhà in Tạp chí Cộng sản. Ban tổ chức cũng nhận được bộ 4 pho tượng nhà báo liệt sĩ đúc đồng có giá trị do nhà điêu khắc Trần Thanh Phong (TP.Hồ Chí Minh) thực hiện…

Cùng ngắm những hiện vật gốc đang được trưng bày tại  Bảo tàng Báo chí Việt Nam:

img

img

img

img

img

img

img

img

img

img

img

img

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem