Bóng đá Việt Nam: Chênh vênh giàu, nghèo
Ở một giải bấp bênh tài chính như giải hạng Nhất Quốc gia, chuyện chiêu mộ ngoại binh không đơn giản. Khoảng cách giàu, nghèo giữa các câu lạc bộ (CLB) ở hạng đấu này có thể càng bị khoét sâu hơn.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đại diện của Evergrande ngày 14/9 thừa nhận tập đoàn đang đứng trước sức ép "đặc biệt lớn" và có thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ lớn. Sự sụp đổ của ông lớn này có thể sẽ gây ra thảm họa lớn, khi mà có tới 1,5 triệu khách hàng đã bỏ tiền ra mua căn hộ còn chưa được xây dựng. Không những vậy, nó còn ảnh hưởng trực tiếp tới bóng đá Trung Quốc, cụ thể là CLB Guangzhou Evergrande và một số cầu thủ nhập tịch đang khoác áo ĐTQG Trung Quốc thi đấu tại vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.
Tập đoàn Evergrande ngừng trả lương cho một số cầu thủ nhập tịch trong đội hình CLB Guangzhou Evergrande.
Thông tin từ tờ Tokyo Daily Sports mới đây cho hay, Tập đoàn Evergrande đã dừng những khoản tài trợ cho CLB Guangzhou Evergrande và cũng sẽ không tiếp tục trả lương cho một số cầu thủ nhập tịch trong đội hình đội bóng khi họ thi đấu cho ĐTQG Trung Quốc, bao gồm Elkeson, Alan Carvalho, Aloisio và Tyias Browning.
Được biết, chính Tập đoàn Evergrande đã bỏ ra cả "núi tiền" để thuyết phục Elkeson, Alan Carvalho, Aloisio và Tyias Browning nhập tịch Trung Quốc, đồng thời cam kết trả những khoản "lót tay" hấp dẫn để họ làm thêm nhiệm vụ tại ĐTQG Trung Quốc. Vậy nên việc Tập đoàn Evergrande đối mặt nguy cơ phá sản, không còn khả năng thanh toán, những cầu thủ nhập tịch kể trên sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.
Ngoại trừ Tyias Browning có bà ngoại là người Trung Quốc, có thể sẵn sàng tiếp tục cống hiến cho ĐTQG Trung Quốc trong thời gian tới, 3 gương mặt còn lại gồm Elkeson,Alan Carvalho, Aloisio hoàn toàn có thể chọn cách rời "Dragon's Team". Cần biết rằng, đa số các cầu thủ Brazil tới Trung Quốc chơi bóng là vì tiền, vì những khoản lương hấp dẫn, một khi không còn điều này, họ sẽ chọn cách chuyển tới những miền đất mới.
Đầu mùa giải năm nay, nhà ĐKVĐ Jiangsu Suning FC đã xin rút khỏi giải VĐQG Trung Quốc vì phá sản. Rất nhanh chóng, một loạt các cầu thủ Brazil của đội bóng này như Miranda, Alex Teixeira, Eder đã lập tức trở lại Brazil hoặc sang Mỹ chơi bóng… Việc trả lương quá cao khiến các đội Trung Quốc không thể gồng gánh được các khoản lương thêm nữa. Thậm chí, ban tổ chức đang tính đến phương án cắt giảm lương thưởng, quy hoạch lại cấu trúc lương của các đội để đảm bảo cân bằng tài chính.
Với việc trở về Việt Nam khoác áo Thép xanh Nam Định, hậu vệ Việt kiều Kevin Phạm Ba hoàn toàn có cơ hội khoác áo ĐT Việt Nam trong tương lai không xa.
Ở một giải bấp bênh tài chính như giải hạng Nhất Quốc gia, chuyện chiêu mộ ngoại binh không đơn giản. Khoảng cách giàu, nghèo giữa các câu lạc bộ (CLB) ở hạng đấu này có thể càng bị khoét sâu hơn.