Người Bắc Ninh chiếm lĩnh bảng vàng, đạt đầy đủ các học vị: Trạng nguyên 15 vị; Bảng nhãn 9 vị; Thám hoa 19 vị; 76 vị đỗ đệ nhị giáp tiến sĩ xuất thân; 241 vị đỗ đệ tam giáp tiến sĩ xuất thân; 8 vị đỗ phó bảng. Khoa thi Mậu Thìn (1508), đỗ ba học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa đều là người Bắc Ninh...
Bảng nhãn Lương Đắc Bằng là nhân vật nổi tiếng trong lịch sử, ông là vị quan thanh liêm, chính trực, là người thầy mẫu mực tạo ra nhân tài phụng sự cho Giang Sơn Xã Tắc.
Những kiến nghị của Vũ Duy Thanh đều bị vua Tự Đức xếp lại, không thảo luận, không thực hiện. Trước cảnh nước mất nhà tan, Vũ Duy Thanh đau buồn lâm bệnh nặng và rồi qua đời...
Tính từ năm 1088 đến 1901, Bắc Giang có 58 vị nho sinh ưu tú đỗ Đại khoa. Trong đó có 4 vị thi đỗ Đình nguyên, 2 vị Trạng nguyên, 1 Bảng nhãn, 3 Thám hoa còn lại đều đỗ Đệ nhị giáp, Đệ tam giáp Tiến sĩ.
Trong quan niệm dân gian thì người tuổi thân (cầm tinh con khỉ) thì vất vả đủ điều nhưng thực tế thì năm Thân không phải mọi điều là không tốt đẹp, xin nêu ra đây bốn đại khoa đất Thái Bình đỗ bảng nhãn, thám hoa, tiến sĩ vào cùng năm Nhâm Thân, Cảnh Hưng năm thứ 14 (1752).
Trong số 47 trạng nguyên của nước Việt, có tới 17 người sinh ra ở Bắc Ninh, chiếm 1/3. Đây cũng được coi là cái nôi về khoa cử trong lịch sử các triều đại phong kiến Việt Nam kéo dài gần 1.000 năm...
Ngày xưa thi đỗ tiến sĩ... sướng lắm! Được vua biết mặt chúa biết tên. Được cả làng, cả tổng đón rước về tận nhà. Chữ nghĩa gọi là rước tiến sĩ vinh quy.
Sách "Toàn thư" ghi lý do đang làm quan to bị tội sung quân của họ Ngô: “Biếm Đông các Hiệu thư Ngô Hoán, sung làm quân ở bản phủ vì tội đem việc trong triều nói với người ngoài”.
Lịch sử khoa bảng Việt Nam từ năm 1075 đến 1919 ghi nhận nhiều kỷ lục khác nhau như thủ khoa đầu tiên, trạng nguyên trẻ nhất, dòng họ có nhiều trạng nguyên nhất.