Vì thái giám là người lo đời sống tình dục của hoàng đế. Mỗi buổi tối, khi hoàng đế có nhu cầu phòng sự, thái giám thuộc Kính sự phòng liền mang tới một chiếc hộp trong có các thẻ bài có ghi tên từng cung phi. Hoàng đế bốc được tên ai thì người đó được chọn để lâm hạnh đêm đó.
Trong quy trình này, thái giám có ảnh hưởng rất lớn trong việc hoàng đế lựa chọn người phi nào hầu hạ giường chiếu. Thái giám sẽ ghé tai vua nhắc nhỏ nàng này thân thể rất đẹp, nàng kia gần đây có bệnh… đó thực ra đều là những gợi ý biến tướng. Trước mấy ngàn người đẹp trong cung, hoàng đế như trong mê hồn trận, chả biết chọn ai, lời nhắc của thái giám khi đó thường có tác dụng quyết định.
Thế lực thái giám trong triều đình khá là lớn mạnh.
Chính vì vậy, đã nảy sinh ra một số “quy tắc ngầm”. Các cung phi không chỉ không dám đắc tội với các thái giám ở Kính sự phòng, mà một số người phải đưa hối lộ, tạo mối quan hệ tốt với họ. Có khi những thái giám này còn suồng sã, sờ soạng các cung phi này mà họ dù rất tức giận cũng không dám kêu.
Phi tần cô quạnh, tìm thái giám “giả” để thỏa mãn dục vọng
Ngoài những thái giám già hoặc đã trưởng thành phải tịnh thân trước khi đi hầu hạ phi tử trong cung, không ít trẻ chưa đầy 10 tuổi cũng bị bán làm thái giám. Chúng được nuôi dưỡng hầu hạ bên người các hoàng tử nhỏ và chỉ tịnh thân khi đến tuổi.
Tuy nhiên, việc tịnh thân hoàn toàn do các thái giám già đảm nhiệm. Vì vậy, đôi khi họ bị chính phi tần trong cung mua chuộc, ngụy tạo một buổi “tịnh thân” để một người đàn ông có thể mang danh nghĩa “thái giám”. Những người này sẽ ở bên cạnh hầu hạ và thỏa mãn nhu cầu của phi tần mỗi khi cảm thấy tịch mịch. Lịch sử ghi nhận không ít trường hợp, phi tần "qua lại" với thái giám và mang thai nhưng lại nhận là con của Hoàng đế.
Tình yêu “đối thực”
Theo sử sách ghi chép lại, thời nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, do vậy họ cũng có nhiều bổng lộc. Đây cũng là một trong những lý do mà rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành thời bấy giờ “tình nguyện” qua lại với các hoạn quan.
Trong ghi chép của cuốn “Hậu cung”, thái giám và cung nữ ở cùng nhau được gọi là “đối thực” – một cách gọi mang hương vị của việc “góp gạo nấu cơm chung”. Thực tế này từ thời nhà Hán đã xuất hiện. Nhưng tới thời vua Vạn Lịch của triều Minh thì câu chuyện “đối thực” càng trở nên phổ biến và công khai, People’s Daily cho hay.
Theo sách của Thẩm Đức Phú, một nhà văn dưới triều Minh ghi chép lại, ở thời vua Vạn Lịch, nếu cung nữ nào vẫn chưa có bạn trai hay thái giám nào chưa có bạn gái thì coi như đã “bị ế”. Họ thậm chí còn công khai khoác vai nhau giữa chốn ban ngày như những đôi vợ chồng bình thường khác.
Tình yêu “đối thực” rất thực tế, mối quan hệ giữa thái giám và cung nữ không chỉ dừng lại ở quan hệ luyến ái, mà còn phát triển thành quan hệ vợ chồng, thậm chí còn vô cùng lãng mạn.
Thái giám đôi khi qua lại với cả cung nữ và phi tần của hoàng đế
Một số thái giám và cung phi có quan hệ rất thân mật. Trong chính sử Trung Quốc đã ghi chép một số chuyện như vậy trong cung đình. Nổi tiếng nhất là chuyện giữa Ngụy Trung Hiền với nhũ mẫu Khách Thị của hoàng đế Minh Hi Tôn. Khách Thị lúc đầu có quan hệ thân mật với Ngụy Triêu, thủ lĩnh thái giám, về sau nghe nói thái giám Ngụy Trung Hiền bản lĩnh giường chiếu phi thường bèn cho vời Ngụy Trung Hiền tới để thỏa mãn.
Kết quả Ngụy Triêu và Ngụy Trung Hiền trở thành tình địch của nhau. Hai người đấu nhau kịch liệt, Minh Hi Tôn biết chuyện, chẳng những không hề tức giận, còn hỏi Khách Thị thích ai hơn, tùy bà lựa chọn. Khách Thị chọn Ngụy Trung Hiền khiến Ngụy Triêu rất đau khổ vì thất tình và thất sủng. Về sau Ngụy Trung Hiền được Khách Thị giúp đỡ, quan vận hanh thông, quyền uy bao trùm khắp hậu cung.
Diệp An (Khoevadep)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.