Cà gai leo

  • Sau 4 tháng miệt mài chăm sóc, vườn cà gai leo rộng 2 ha của anh Nguyễn Đình Thuật (35 tuổi) ở thôn Tài Giá, xã Quỳnh Hưng, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) cho thu hoạch lứa đầu tiên với 7 tấn cà gai khô, mang về doanh thu hơn 120 triệu đồng. Trước là cây dại mọc đầy đường này trở thành cây trồng mới-cây cà gai leo đang đang khẳng định được hiệu quả kinh tế mang lại và mở hướng đi mới cho nhiều hộ nông dân tại địa phương.
  • Với năng suất cao và đem lại nhiều nguồn lợi về kinh tế, cà gai leo đang được nhiều hộ dân tại Chương Mỹ phát triển thành công, từ đó cho ra các sản phẩm ưu việt trên thị trường.
  • Từ cánh đồng bỏ hoang, cằn cỗi ông Lê Xuân Minh, trú thôn Thọ Phật, xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, (tỉnh Thanh Hóa) đã "mạnh tay" thầu 1,5 ha để trồng cây cà gai leo-loài cây dại một thời chỉ nhổ vứt đi. Đây là mô hình mới đang giúp gia đình ông Minh có công việc ổn định và thu lời mỗi năm hơn 300 triệu đồng.
  • Bằng việc trồng và sản xuất sản phẩm cao cà gai leo mang thương hiệu Thanh Bình từ cây dược liệu cà gai leo mà hai vợ chồng trẻ Nguyễn Thanh Bình và Nguyễn Thị Giang ở xã Cự Nẫm (huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) lãi hàng trăm triệu/năm.
  • Gia Lai phát triển mô hình trồng dược liệu trong vườn cao su, mở ra hướng đi nhằm sử dụng hiệu quả hàng ngàn ha cao su tái canh.
  • Sau thời gian dài lắng xuống, thời điểm này giá cây cà gai leo-vốn là loài cây dại lại tăng ở mức 53 nghìn đồng/kg, thế nhưng nông dân ở các xã vùng tây của huyện Thăng Bình (Quảng Nam) không có nguồn nguyên liệu để bán.
  • Không chỉ cung cấp miễn phí cây giống cà gai leo cho bà con, anh Bùi Quý Hợi, Giám đốc Hợp tác xã Nông – Lâm nghiệp Bảo Hiệu (xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy, tỉnh Hòa Bình) còn hướng dẫn kỹ thuật trồng cà gai leo và đứng ra bao tiêu sản phẩm đầu ra cho bà con. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình của anh Hợi mà nhiều hộ dân ở xã Bảo Hiệu của thu nhập ổn định, cuộc sống trở lên khấm khá hơn trước rất nhiều nhờ trồng cà gai leo-loài cây dại một thời.
  • Không giống như các bạn học cùng khóa khác, sau khi có tấm bằng Cao đẳng trong tay, anh Bùi Quý Hợi, 36 tuổi, xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy (Hòa Bình) lại quyết định về quê lập nghiệp bằng mô hình trồng cà gai leo-loại cây vốn mọc dại, nhờ đó mà mỗi năm gia đình anh Hợi bỏ túi cả tỷ đồng.
  • Dùng thảo dược để trị bệnh là xu hướng được nhiều người Việt lựa chọn hiện nay. Đứng trước thực trạng thị trường dược liệu nhiều nguồn trôi nổi, không rõ nguồn gốc, không kiểm soát được chất lượng, nhiều người chọn cách tự trồng, tự sơ chế và sắc uống dược liệu để sử dụng hằng ngày và tin tưởng rằng đó là dược liệu sạch, an toàn, chất lượng nhất. Nhưng điều này liệu có thực sự đúng đắn?
  • Đầu năm 2018, một nhóm bạn trẻ đã mạnh dạn thuê lại 6,5 ha đất ruộng cằn, sản xuất lúa, màu kém hiệu quả ở xã Đồng Phong, huyện Nho Quan (Ninh Bình) để trồng cà gai leo-vốn là cây mọc hoang dại trước đây. Bước đầu mô hình trồng cây dược liệu này đã mang lại những kết quả hết sức khả quan, góp phần xây dựng nông thôn mới.