Ngày mùng 3 Tết Nguyên đán Tân Sửu, hàng nghìn người dân và du khách đã đổ về suối cá thần Cẩm Lương, huyện Cẩm Thủy (Thanh Hóa) để du xuân, chiêm ngưỡng đàn cá và cầu may mắn trong năm mới.
Nuôi các loài cá đặc sản, như: Chiên, lăng và cá bỗng (cá thần) đã trở thành nghề của những cư dân xã Phúc Sạn (huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình). Dù có lúc thất bại nhưng họ vẫn bám nghề nuôi cá và coi đó như một định mệnh.
Nuôi cá bỗng ( cá thần ở Thanh Hóa) đã trở thành nghề của bà con ngư dân ở xã Phúc Sạn, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Giống cá bỗng thịt thơm ngon, bán được giá. Đặc biệt là giống cá này đổi màu vây theo màu của mây trời.
Cách trung tâm xã Văn Nho chưa đầy 10km, hang cá thần Văn Nho được xem là một trong những thắng cảnh nổi bật nhất của huyện Bá Thước (tỉnh Thanh Hóa). Vẻ đẹp thiên nhiên, dấu ấn lịch sử cùng những giai thoại truyền đời xung quanh hang cá này hứa hẹn đem đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị và độc đáo.
Suối cá thần ở bản Bướt, xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La được bà con người Thái nơi đây đồng lòng gìn giữ. Ở bản không một ai được đánh bắt cá và nhờ đó suối cá này được bảo tồn tới tận ngày nay.
Hai ngày (19 và 20.2), rất đông người dân mang cả hương, hoa kéo đến kênh nước ở xã Hiến Sơn (huyện Đô Lương, Nghệ An) để xem và thắp hương con "cá nổi lên lại chìm xuống".
Sau khi một người dân dùng lưới bắt con cá được cho là cá thần tại một kênh nước ở Nghệ An, có người trả hơn 3 triệu đồng để mua cá nhưng chủ nhân không bán.
Nhận định con cá dài hơn 2m, nặng khoảng 150kg trôi dạt vào bờ biển là cá Ông, hay còn gọi là cá thần ở biển, người dân xã Xuân Liên, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh đã trục vớt làm lễ chôn cất theo phong tục địa phương.