Vì sao Ukraine không sợ đòn thuế quan của Tổng thống Trump?
Thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt không phải là thảm họa đối với Ukraine, một đại biểu quốc hội Ukraine tuyên bố.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đến chiều tối 29.4, những nhân viên và công nhân cuối cùng của Hàn Quốc đã rời khỏi khu công nghiệp chung Kaesong. Đây là lần đầu tiên kể từ khi thành lập năm 2004, khu công nghiệp chung "ngừng hoạt động toàn hoàn".
CHDCND Triều Tiên đã cảnh báo hành động sơ tán nhân viên của Hàn Quốc tại Kaesong, trong khi đó, các chuyên gia cho rằng biểu tượng hợp tác duy nhất giữa 2 miền Triều Tiên không còn sẽ khiến căng thẳng vũ trang leo thang trên Bán đảo Triều Tiên. Mỹ và các đồng minh khu vực cũng tuyên bố chuẩn bị sẵn sàng đối phó với Triều Tiên.
![]() |
Khoảng 43 người Hàn Quốc đã trở lại lãnh thổ Hàn Quốc trên một chuyến xe buýt vào sáng 30.4 (Ảnh: Tân Hoa xã) |
Hàn Quốc triển khai sơ tán công nhân và nhân viên tại Kaesong trong 2 ngày cuối tuần qua. Theo Bộ thống nhất Hàn Quốc, 125 công nhân Hàn Quốc và một công nhân Trung Quốc đã trở về nước trong ngày thứ 7 tuần trước. Khoảng 50 nhân viên cuối cùng cũng đã rút đi trong ngày hôm qua (29.4).
Khu công nghiệp Kaesong đã ngừng hoạt động trong gần một tháng qua khi căng thẳng leo thang trên Bán đảo Triều Tiên. Quyết định rút nhân viên của Hàn Quốc được đưa ra sau khi Triều Tiên phong tỏa khu công nghiệp này và từ chối đàm phán nối lại hoạt động Kaesong.
Việc Hàn Quốc đưa công nhân khỏi Kaesong là dấu hiệu về khả năng đóng cửa lâu dài khu công nghiệp - biểu tượng hợp tác duy nhất giữa 2 miền Triều Tiên. Dù chính phủ Hàn Quốc khẳng định vẫn để mở cánh cửa đối thoại với Triều Tiên về khu công nghiệp Kaesong, nhưng một số ý kiến của giới chuyên gia Hàn Quốc cho rằng, việc đóng cửa Kaesong sẽ là vĩnh viễn, thậm chí phía Triều Tiên sẽ đưa quân đội tới đây.
Những động thái trong bối cảnh nhạy cảm này sẽ đưa Bán đảo Triều Tiên trở lại tình trạng chiến tranh như trước đây và một hiệp ước đình chiến là quá mong manh để đảm bảo hòa bình cho khu vực này.
Trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng, Mỹ và các đồng minh trong tuyên bố mới nhất đã kêu gọi Triều Tiên lựa chọn con đường hòa bình, song cũng cảnh báo rằng Mỹ đã sẵn sàng đối phó với "sự khiêu khích" của Triều Tiên.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Chuck Hagel ngày 29.4, đã có cuộc gặp gỡ người đồng cấp Nhật Bản Itsunori Onodera tại Lầu Năm Góc, với trọng tâm thảo luận là vấn đề hạt nhân Triều Tiên. Bộ trưởng Chuck Hagel nói: "Chúng tôi sẽ làm việc với các đồng minh của mình để chuẩn bị ứng phó trước bất kỳ hành động bất ngờ nào. Nhưng tôi một lần nữa kêu gọi chính phủ Triều Tiên lựa chọn con đường hoà bình, có một hành động hiệu quả, khôn ngoan vì người dân và đất nước của họ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera cũng nhấn mạnh, Tokyo mong muốn sự hợp tác trong giải quyết căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên: "Chúng tôi đã trao đổi quan điểm của Nhật Bản về tình hình Triều Tiên. Nhật Bản đã đánh giá tình hình và chia sẻ thông tin với Mỹ trong vấn đề này. Tôi cũng cảnh báo rằng, hiện Nhật Bản chưa thấy có thông tin tích cực nào để có thể giảm mức độ phòng vệ trước mối đe dọa từ Triều Tiên. Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến trên Bán đảo Triều Tiên".
Thông tin từ văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cùng ngày cho biết, Triều Tiên vẫn đang chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo tầm trung Musudan. Trong khi đó, báo chí phương Tây đưa tin về các hoạt động quân sự của lực lượng pháo binh và không quân của Triều Tiên tại vùng bờ biển phía Bắc nước này. Các nguồn tin cho rằng, Triều Tiên có thể đang chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự lớn.
Từ đầu tháng này, Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản luôn đặt trong tình trạng báo động trước khả năng Triều Tiên có thể phóng tên lửa vào dịp kỷ niệm ngày sinh của cố lãnh tụ Kim Nhật Thành. Tuy nhiên, cho đến nay, đã không có vụ phóng tên lửa nào diễn ra như cảnh báo.
Tuyên bố của Tổng thống Zelensky về cuộc gặp sắp tới với đại diện một số nước cho thấy sự tiến triển của ý tưởng gửi quân tới Ukraine, lãnh đạo đảng Những người yêu nước Pháp Florian Philippot viết trên mạng xã hội X.
Thuế quan do Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt không phải là thảm họa đối với Ukraine, một đại biểu quốc hội Ukraine tuyên bố.
Nga và Ukraine cần phải đạt được thỏa thuận vì "không bên nào có thể đạt được mọi thứ mình muốn" - đặc phái viên Mỹ Keith Kellogg nói.
Trung Quốc tuyên bố kiên quyết phản đối thuế quan của ông Trump và khẳng định sẽ thực hiện các biện pháp đối phó kiên quyết để bảo vệ quyền và lợi ích của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump không coi Ukraine là cần thiết, nhưng ông lại coi Nga là cần thiết, cựu Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba phàn nàn trong một cuộc phỏng vấn với Liga.
Một số nhà kinh tế lo ngại rằng đợt thuế quan mới nhất của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy nền kinh tế Mỹ và kinh tế thế giới vào suy thoái nếu chúng không được rút lại nhanh chóng.
Trong danh sách các nền kinh tế chịu thuế đối ứng của ông Trump, Việt Nam thuộc nhóm cao nhất.
Vào năm 2023, lực lượng đặc nhiệm của cơ quan an ninh Ukraine SBU đã tấn công Bộ Tổng Tham mưu Ukraine nhằm bắt giữ Tổng tư lệnh Lực lượng Vũ trang Ukraine khi đó, Valeri Zaluzhny.
Ngày 3/4/2025, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng, Nhà nước Việt Nam viếng nguyên Chủ tịch Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, nguyên Chủ tịch nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Khamtai Siphandone tại Vientiane, Lào.