Cây mắc ca

  • Năm 2013, chị Phạm Thị Nguyệt, ở thôn 6, xã Đắk Búk So (Tuy Đức) mua 1.600 cây mắc ca về trồng xen canh trong vườn tiêu, cà phê. Sau 6 năm, cây mắc ca của gia đình chị Nguyệt đã bắt đầu cho trái. Theo chị Nguyệt, mắc ca trái vụ cho trái không nhiều nhưng bù lại, thời điểm này thương lái thu mua mắc ca với giá từ 100 đến 110 ngàn đồng/kg, cao nhất từ trước tới nay.
  • Hiện hộ anh Thường, xã xã Đắk Búk, huyện Tuy Đức (Đắk Nông) đang có 1.600 cây mắc ca trồng xen canh với hồ tiêu, đinh lăng và đang bước vào thời kỳ thu bói. Vụ mùa năm 2018, gia đình anh Thường sau khi phơi khô đã thu về được 3 tấn hạt mắc ca. Do mắc ca của gia đình được phơi sấy khô chất lượng, hạt lại đồng đều nên từng giai đoạn đã bán được 120 - 160 ngàn đồng/kg, thu về hơn 400 triệu đồng.
  • Ông Lên kể, mình quê ở xã Tịnh Hiệp, huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi). Sau nhiều năm làm nghề lái buôn dưa hấu sang Trung Quốc thất bại, ôm đống nợ nần. 10 năm trước, ông quyết định lên vùng rừng sâu, núi thẳm huyện Sơn Tây lập nghiệp, lấy cô vợ người Ca Dong và quyết định bỏ đống tiền đầu tư trồng cây mắc ca-được mệnh danh là cây "tỷ đô".
  • Năm 2013, tỷ phú trẻ đất Điện Biên Lò Văn Pâng đại diện 63 Nông dân Việt Nam xuất sắc lên chương trình “Chào buổi sáng” trên VTV1 để chia sẻ câu chuyện làm giàu vất vả của nhà nông. Bốn năm sau, chúng tôi gặp lại anh nơi lưng chừng đèo Tằng Quái, anh cho biết đang hào hứng với hướng làm giàu mới: trồng hàng ngàn "cây tỷ đô"-cây mắc ca. Anh thở phào: "Rất mừng, mắc ca đã ra quả".
  • Măng Đen được mệnh danh là Đà Lạt thứ 2, là khu du lịch sinh thái quốc gia nổi tiếng với khí hậu trong lành, mát lạnh với những đồi thông tuyệt đẹp. Thế nhưng, mới đây hơn 100ha rừng thông hơn 20 năm tuổi dọc QL 24 đã bị chặt hết để nhường chỗ cho dự án trồng mắc ca.
  • Ngày 11.5, tại huyện miền núi Sơn Tây, Hiệp hội Mắc ca Việt Nam đã tổ chức Hội thảo đầu vườn và tư vấn vay vốn trồng, chăm sóc cây mắc ca. GS. Nguyễn Lân Hùng-PCT Hiệp hội mắc ca Việt Nam, cùng đại diện các chuyên gia đầu ngành về cây mắc ca và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi, đông đảo người dân đến tham dự.
  • Ngày 21.4, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì buổi làm việc với Hiệp hội mắc ca Việt Nam xung quanh việc phát triển cây mắc ca. Trước một số ý kiến lo ngại về xu thế phát triển mắc ca hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cho rằng: Chớ nhìn thế giới mà ngại mình. Con tôm, cây cao su chúng ta cũng từng "cõng" từ thế giới về đấy. Đừng nghĩ đưa của thế giới về mà lại ngại ngần, mình có đủ lực để phát triển.
  • Theo Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện nay, các tỉnh Tây Nguyên có 2.266ha cây mắc ca, chiếm hơn 64% diện tích cây mắc ca của cả nước. Sản lượng quả tươi thu hái được trong năm 2016 là 246 tấn, chiếm gần 91,5% sản lượng của cả nước.
  • Đoàn các chuyên gia, nhà khoa học thuộc Hiệp hội Mắc ca Việt Nam mới đây đã có chuyến khảo sát về tình hình trồng cây mắc ca tại tỉnh Sơn La. Tại đợt khảo sát này, ông Dương Công Minh- Chủ tịch Hiệp hội cam kết sẽ hỗ trợ các các hộ trồng mắc ca ở Sơn La quy hoạch lại vườn trồng đúng tiêu chuẩn, hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch, chế biến...
  • Báo NTNN số 86, ra ngày 9.4 dẫn lời Thứ trưởng Bộ NNPTNT Hà Công Tuấn lý giải về quy hoạch cây mắc ca đến 2020 chỉ là gần 10.000ha, thay vì 220.000ha như triển vọng. Nhưng, ngược với ý kiến này, GS Hoàng Hòe- chuyên gia nghiên cứu về loại “cây tỷ đô” này, cho rằng đây là quyết định vội vàng, chưa phù hợp.