Ông Nguyễn Duy Vượng ở xã Tùng Lộc (Can Lộc) cho biết: “Trang trại của tôi có diện tích trên 6ha, ngoài đầu tư vào cá lúa tôi còn nuôi 1.000 con vịt đẻ. Hiện nay, gia đình tôi đầu tư chuồng trại nuôi trên 300 con lợn thương phẩm. Nhận thấy đầu tư mở rộng trang trại mới có cơ hội làm giàu, vì vậy tôi làm hồ sơ đề nghị cấp GCN kinh tế trang trại đã lâu nhưng đến nay vẫn chưa được cấp. Tôi lên hỏi xã thì họ bảo huyện đang làm nhưng chờ mãi không thấy”.
|
Trang trại ông Mại không có GCN trang trại nên khó vay vốn và liên kết làm ăn. |
Còn ông Nguyễn Văn Mại, chủ trang trại tôm 15ha ở xã Hộ Độ (Lộc Hà) cho biết: “Năm vừa rồi để đầu tư mua tôm giống tôi đi vay vốn ở ngân hàng nhưng không được vì trang trại chưa được cấp GCN kinh tế trang trại. Tôi không rõ lắm về thủ tục xin cấp GCN kinh tế trang trại, đành lấy bìa đất nhà ở đi thế chấp vay vốn làm ăn. Trang trại này trước đây tôi thuê của tỉnh Đoàn nay được bàn giao về cho xã và tôi đã làm thủ tục thuê đất 20 năm nhưng không thấy xã hướng dẫn thủ tục làm GCN trang trại nên không biết đâu mà lần”.
Theo báo cáo tổng hợp của Chi cục Phát triển nông thôn Hà Tĩnh về tình hình kinh tế trang trại đến cuối năm 2012, trên địa bàn toản tỉnh có 126 trang trại đạt chuẩn trong khi đó mới chỉ có 36 trang trại được cấp GCN kinh tế trang trại.
Ông Trần Đình Đạt- Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Hà Tĩnh cho biết: “Thông tư số 27/2011 của Bộ NNPTNT ra đời tạo thuận lợi cho các trang trại phát triển sản xuất và nó đóng vai trò rất quan trọng về mặt pháp nhân cho chủ trang trại tiếp cận các chính sách, hỗ trợ. Nếu các chủ trang trại không có GCN trang trại thì đến ngân hàng vay vốn họ biết anh làm gì, hiệu quả như thế nào mà cho vay. Thông tư 27 quy định việc làm hồ sơ cấp GCN trang trại rất cụ thể và đơn giản, cấp xã chỉ cần xác nhận gửi lên huyện xét thủ tục và cấp GCN trang trại. Nhưng thực tế cho thấy từ cấp huyện đến xã còn lơ là trong việc cấp GCN, không triển khai phổ biến tuyên tuyền cho người dân biết để làm hồ sơ thủ tục”.
Hữu Anh
Vui lòng nhập nội dung bình luận.