Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày càng nhiều chung cư ở vùng ven Thủ đô được xây dựng, khiến những khu vực này quá tải về hạ tầng, thường xuyên xảy ra ùn tắc kéo dài.
Ngoài những giá trị hữu ích mà quá trình đô thị hoá đem lại, hiện nay, Hà Nội đang phải đối mặt với nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt là ùn tắc giao thông xảy ra "như cơm bữa" và phạm vi, mức độ ngày càng gia tăng, ảnh hưởng tới đời sống của người dân.
Trải qua hơn 30 năm đổi mới, công tác quy hoạch và kiến thiết xây dựng đô thị Hà Nội đã có những chuyển biến vượt bậc. Tuy nhiên, việc phát triển đô thị quá nhanh đã và đang khiến Hà Nội phải hứng chịu những hệ lụy do hạ tầng xã hội và quy mô dân số tăng đột biến.
Khu vực đô thị Trung Hòa - Nhân Chính, Lê Văn Lương - Tố Hữu, Nguyễn Tuân - Hoàng Minh Giám... được coi là nơi có tốc độ phát triển nhanh nhất Hà Nội, các tòa nhà được xây dựng với mật độ và tốc độ chóng mặt.
Khu vực đường Nguyễn Tuân (quận Thanh Xuân) trở thành điểm nóng về phát triển cao ốc chung cư tại Hà Nội. Theo tính toán, dọc trục đường Nguyễn Tuân dài 720 m nhưng có tới khoảng 6.000 căn hộ chung cư đã và đang mở bán. Nhiều dự án lớn được xây dựng dọc trục đường này là Imperia Garden (1.632 căn hộ), TNR Goldseason (1.500 căn hộ), 90 Nguyễn Tuân (820 căn hộ), Việt Đức Complex (700 căn hộ), Thống Nhất Complex (552 căn hộ), The Legend (460 căn hộ)…
Được đầu tư xây dựng từ năm 2007, sau khi được công nhận là khu đô thị kiểu mẫu vào năm 2009, thay vì tạo động lực để Linh Đàm tiếp tục vươn lên, khẳng định "giá trị" thì khu đô thị này lại trở thành "thảm họa", bởi hạ tầng xã hội và dân số đã trên 30.000 người, tăng gấp nhiều lần so với quy hoạch.
Việc xây dựng thêm đô thị với mật độ cao đã tạo ra những "điểm đen" giao thông trong giờ cao điểm.
Với áp lực dân số, các tổ hợp chung cư, văn phòng đã "bóp nghẹt" các tuyến đường và biến nơi đây trở thành những "điểm đen" ùn tắc giao thông chứ không phải là những khu đô thị đáng sống, hiện đại bậc nhất ở Thủ đô.
Điều đó cũng đồng nghĩa, những người dân mua nhà tại các dự án ở khu vực này khó có một cuộc sống trọn vẹn khi ngày nào cũng sẽ phải đối mặt với tình trạng ùn tắc giao thông, ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn và thậm chí cả ngập úng khi mưa bão.
Còn rất nhiều các "siêu" cao ốc đang trở thành điểm nóng giao thông khi hạ tầng phát triển ko theo kịp. Việc cho xây dựng ồ ạt chung cư cào tầng đông nghĩa với việc gom dân chứ ko phải giãn dân ra khỏi Thủ đô.
Qua hơn hai thập kỷ (1999 – 2020), cả nước có trên 3.400 tòa chung cư cao tầng đã được xây dựng, phần lớn tập trung ở TP. HCM và Thủ đô Hà Nội. Đại đa số các trường hợp là chung cư 25 – 35 tầng, số lượng căn hộ dao động trong khoảng 300 – 700 căn/tòa.
Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ văn phòng sang nhà ở, từ cây xanh sang công trình hỗn hợp đã khiến cho quy mô dân số tăng lên nhiều lần so với dân số đã tính toán để phê duyệt quy hoạch ban đầu.
Trong khi đó mục tiêu quy hoạch chung của TP. Hà Nội đến 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ phải giảm tải dân số trong khu vực nội đô từ 1,26 triệu dân xuống còn 0,8 triệu dân trong 4 quận nội thành.
Từ lâu, bài toán giao thông đô thị tại những khu phố dày đặc các tòa nhà cao tầng đã được đặt ra nhưng do xây quá nhiều chung cư, văn phòng... mà hệ thống cơ sở hạ tầng yếu kém nên vẫn chưa có lời giải.
Ùn tắc giao thông đã và đang là vấn đề khiến người dân bức xúc. Nguyên nhân của tình trạng này bắt nguôn từ việc gia tăng dân số cơ học, gia tăng nhanh về phương tiện giao thông, phá vỡ quy hoạch đô thị đã khiến mọi tính toán dự báo về hạ tầng giao thông trong tương lai bị đảo lộn.
Ùn tắc giao thông xảy ra "như cơm bữa" vào các khung giờ cao điểm.
Anh Nguyễn Bảo Long (quận Cầu Giấy) chia sẻ: "Tôi đã quá quen với việc ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm rồi. Mặc dù con đường Láng đã được đầu tư mở rộng nhưng để di chuyển từ Ngã Tư Sở về đến nhà tôi ở phố Cầu Giấy (khoảng 7km) mà tôi phải di chuyển hết cả tiếng đồng hồ".
Những hình ảnh thể hiện tâm trạng của người dân khi tham gia giao thông vào giờ cao điểm tại Hà Nội.
Đồng quan điểm, chị Mai Phương (quận Thanh Xuân) cho biết: "Nhà tôi ở phố Nguyễn Tuân chỉ dài khoảng hơn 700m nhưng theo tôi được biết, hiện nay ở đây có khoảng trên 6.000 căn hộ chung cư. Thử hỏi với mật độ dân cư như thế thì chất lượng cuộc sống tại đây sẽ như thế nào?".
Thông thường trong quy hoạch, hạ tầng giao thông phải đi trước các dự án xây dựng nhà ở một bước mới đảm bảo không làm phát sinh các vấn nạn giao thông như tắc đường, kẹt xe… Tuy nhiên hiện nay, ở Hà Nội, quy tắc này đang bị làm ngược lại khiến nạn tắc đường hoành hành nhiều năm nay.
Giải pháp tránh tắc đường đã được các nhà quản lý đưa ra từ lâu đó là cấm xe máy, loại bỏ các phương tiện cá nhân. Có thể khẳng định đây là chủ trương đúng đắn, rất nhiều nước trên thế giới đã áp dụng và thành công từ lâu. Tuy nhiên, để giấc mơ ấy thành hiện thực ở Việt Nam thì cần xem xét chặt chẽ các quy hoạch trong đô thị, đặc biệt trong cấp phép xây dựng các dự án chung cư cao tầng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.