Chung cư nguy hiểm ở quận Ba Đình bị quây rào

Uyển Nhi Thứ ba, ngày 21/03/2023 06:28 AM (GMT+7)
Quận Ba Đình dựng hàng rào tôn quanh khu tập thể G6A Thành Công, dựng biển cảnh báo hạn chế đi khu vực để đảm bảo an toàn.
Bình luận 0

Hàng rào chắn xung quanh khu tập thể cũ G6A Thành Công

Từ ngày 13/3, UBND phường Thành Công đã có thông báo gửi đến người dân về việc rào tôn để đảm bảo an toàn cho tầng 1 đơn nguyên 1,2 toà nhà G6A tập thể Thành Công. Hiện nay hàng rào đã được quây kín xung quanh khu tập thể này nhằm đảm bảo an toàn. 

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 2.

Khu tập thể được quây kín với rào tôn

Hàng rào tôn được tổ chức thi công trong 2 ngày 15,16/3 do Ban QLDA đầu tư xây dựng quận Ba Đình tổ chức. Đồng thời, phường cũng đã đề nghị 21 hộ dân đang sinh sống di dời người và tài sản ra khỏi nhà nguy hiểm cấp độ D theo các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phối hợp , tạo điều kiện cho đơn vị thi công thực hiện các biện pháp rào tôn và lắp biển cảnh báo. 

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 3.

Biển cảnh báo được gắn xung quanh khu tập thể

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 4.

Bảng thông báo cũng đã được gắn tại khu vực dễ trông thấy nhất

Tuy nhiên, nhiều hộ gia đình tại khu tập thể cho biết sẽ không di dời với những yêu cầu như không công nhận kiểm định nhà cấp độ D, yêu cầu có chủ đầu tư trước thoả thuận…

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 5.

Nhiều hộ dân cố ý không dì dời dù đã được cảnh báo về cấp độ nguy hiểm của toà nhà

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 6.

Người dân trong khu tập thể này thường xuyên đóng kín cửa và không muốn tiếp nhận phỏng vấn

Theo người dân sống tại khu tập thể cho biết sẽ không chuyển đi nếu không có chủ đầu tư để thoả thuận và cho rằng mức đền bù không thoả đáng. Một cư dân trong khi tập thể này khẳng định " Rào này được xây lên để cưỡng chế rời đi, nhưng chúng tôi đã nói rằng nếu không có chủ đầu tư thì sẽ không rời đi, căn hộ tạm cư có cơ sở vật chất kém hơn và sẽ không thể bằng căn hộ hiện tại của chúng tôi ". 

Hà Nội: Chung cư cũ G6A Thành Công bị quây rào tôn kín để đảm bảo an toàn - Ảnh 7.

Dù đã được cảnh báo rất nhiều nhưng người dân vẫn thường xuyên ra vào và ở lại trong khu tập thể

Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến cho biết, quận đã di dời xong 4/5 nhà chung cư nguy hiểm trên địa bàn. Toà nhà G6A Thành Công gồm 49 hộ, đã di dời được 28 hộ, còn 21 hộ chưa di dời và đang có một số yêu cầu như: không công nhận kết quả kiểm định nhà là cấp D; muốn có chủ đầu tư trước thoả thuận về diện tích căn hộ, quyền lợi…

Ông Chiến cho hay, theo quy định, các chung cư cũ có kết quả kiểm định cấp độ D (nguy hiểm) đều được các cơ quan có uy tín kiểm định, đặc biệt chung cư cũ G6A Thành Công đã được kiểm định lần thứ 2 và vẫn cho kết quả như lần kiểm định đầu (cấp độ D). Việc di dời các hộ dân đang sinh sống tại đây là để đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho nhân dân.

Đối với mong muốn của người dân được gặp, trao đổi với chủ đầu tư xây dựng chung cư mới về diện tích căn hộ, thời gian nhận căn hộ cùng các quyền lợi khác, theo ông Chiến, đây là mong muốn rất chính đáng, tuy nhiên, hiện chưa thể có nhà đầu tư vì theo Nghị định 69 phải lập quy hoạch trước, sau đó phê duyệt quy hoạch, rồi UBND thành phố ban hành tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư.

Từ đó, chính quyền sẽ công bố công khai trong 15 ngày, quận sẽ lập danh sách các nhà đầu tư đăng ký và đủ tiêu chí để trình thành phố phê duyệt. Sau đó, các nhà đầu tư lập phương án tái định cư phù hợp với quy hoạch đã duyệt và các quy định.

Quận sẽ tổ chức hội nghị nhà chung cư để người dân lựa chọn ra một nhà đầu tư. Sau khi được thành phố chấp thuận, nhà đầu tư lập đề xuất chủ trương đầu tư trình thành phố phê duyệt. Trên cơ sở đó, chủ đầu tư tiến hành lập dự án, đầu tư xây dựng công trình, bàn giao căn hộ cho người dân tái định cư về nơi ở mới.

"Việc lựa chọn nhà đầu tư sẽ được thực hiện công khai thông qua tỷ lệ phiếu do các hộ dân tự quyết định tại hội nghị nhà chung cư. Do đó, tất cả các nhà đầu tư, kể cả các nhà đầu tư trước đây đã từng thăm dò, lấy ý kiến người dân đến nay muốn tiếp tục tham gia đầu tư đều phải thực hiện theo quy trình quy định tại Nghị định 69", ông Chiến nói.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem