Cây sầu riêng được trồng rải rác ở vùng đất Tây Nguyên từ lâu, chủ yếu ở Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Trải qua nhiều giai đoạn, đến nay sầu riêng đã trở thành thương hiệu ngay tại “thủ phủ cà phê”.
Trung bình mỗi ngày vườn rau thủy canh của anh Chu Cao Tuấn tại phường Trảng Dài, TP Biên Hòa (Đồng Nai) xuất ra thị trường khoảng 120kg rau, giúp anh Tuấn thu lợi nhuận khoảng 5 triệu đồng/ngày, tương đương 150 triệu đồng/tháng.
Với sự hỗ trợ của người vợ chuyên về công nghệ sinh học, anh Huỳnh Văn Nghĩa (31 tuổi, cử nhân Luật học Đại học Luật TP.HCM) đã mở nhà xưởng nuôi cấy đông trùng hạ thảo tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cung cấp cho thị trường cả nước với giá dao động từ 18 đến 30 triệu đồng/kg.
Dự án sản xuất nấm mối trắng của một sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa giành giải Nhất cuộc thi Khởi nghiệp nông nghiệp đổi mới sáng tạo 2022.
TP.HCM đang triển khai thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp giai đoạn 2019 – 2025 trong lĩnh vực vật nuôi. Trong đó, tăng cường nhập khẩu giống vật nuôi chất lượng cao để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp.
Lợi ích kinh tế và lợi ích sinh học (kháng thuốc trừ cỏ, kháng sâu) của cây trồng biến đổi gen đang tạo ra sự thay đổi chính sách rõ nét ở nhiều quốc gia chỉ trong thời gian ngắn, trong đó có Trung Quốc, Ấn Độ, Kenya,...
10 tháng năm 2022, Việt Nam đã chi hơn 3,6 tỷ USD để nhập gần 9 triệu tấn ngô, đậu tương làm thức ăn chăn nuôi. Nguồn nhập khẩu chủ yếu từ Mỹ, Brazil, Canada,...
Nhận thấy thế mạnh ở Đồng Tháp trồng nhiều ấu, Nguyễn Trường An (29 tuổi; ngụ xã Bình Thành, huyện Lấp Vò) chịu khó tìm tòi, nghiên cứu tận dụng phế phẩm từ vỏ củ ấu sản xuất phân vi sinh hữu cơ để làm hành trang khởi nghiệp.