Địa lan
-
Làng du lịch cộng đồng Vi Rơ Ngheo (xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) ấn tượng không chỉ bởi sự yên bình, sạch đẹp với nhiều nét văn hóa truyền thống mà dân làng còn gìn giữ, bảo tồn loài địa lan-một loại lan rừng quý hiếm để thu hút khách du lịch.
-
Mở rộng mô hình trồng địa lan từ nhỏ lẻ sang trồng tập trung, sản xuất hàng hóa, nông dân huyện Sìn Hồ, Lai Châu đã đưa cây địa lan thành cây trồng chủ lực, hứa hẹn cho thu nhập tốt.
-
Anh Và A Chứ cho biết, nhờ làm "nhà tổ chim" homestay trên cây cao, người dân Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) đón tiếp được nhiều khách du lịch hơn. Cùng với việc chăm hoa địa lan, thu thảo quả trên rừng về bán, nhiều hộ ở bản đã có thu nhập hàng chục triệu đồng đến hàng trăm triệu đồng/năm.
-
Lọt giữa đại ngàn Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum) có một ngôi làng tên Vi Rơ Ngheo ở xã Đăk Tăng được bao quanh nhiều ngọn núi rừng nguyên sơ. Đây được xem là ngôi làng bình yên, làng sạch đẹp nhất Kon Tum.
-
Với khí hậu lạnh đặc trưng, xung quanh được bao bọc bởi rừng già, đồng bào Mông thôn Sín Chải, xã Hoàng Liên, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai đã lấy giống cây địa lan từ rừng về trồng để nâng cao thu nhập.
-
Sin Súi Hồ - bản nhỏ của bà con người Mông nằm ở nơi lưng chừng trời. Đây là nơi sinh sống của bao thế người dân tộc Mông. Cái bản đẹp tựa như miền cổ tích đã được bà con người Mông đồng lòng gây dựng và giữ gìn.
-
Đón Tết Nguyên đán, các nhà vườn trồng địa lan ở TX Sa Pa (Lào Cai) tất bật chuyển những chậu hoa đẹp nhất xuống phố bày bán, khiến không khí tết rộn ràng hơn.
-
Anh Vàng A Chỉnh, trưởng bản Sin Suối Hồ, xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ (Lai Châu) vừa khoe, dù còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nhâm Dần 2022, nhưng khách về bản mua địa lan rất nhiều. Nhờ khách về mua địa lan chơi Tết sớm mà đến nay bà con ở bản đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
-
Địa lan nở trước Tết Nguyên đán quá sớm, nhưng người dân tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng) còn lo lắng thêm về việc hoa lan hồ điệp Trung Quốc mượn danh hoa của địa phương để bán ra thị trường.
-
Địa lan nở sớm tại TP.Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) đã lên đến 80% nên các nhà vườn còn rất ít hoa để phục vụ thị trường Tết Nguyên Đán, hơn nữa, do dịch Covid-19 nên giá bán hoa cắt cành cũng không được cao như mọi năm.