Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
HSI (tổ chức chuyên bảo vệ động vật trên thế giới) đã tiến hành giải cứu thành công 20 con mèo tại một cơ sở giết mổ với quy mô lên tới 300 con mỗi tháng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Được biết, chủ cơ sở giết mổ mèo này đã tự nguyện đóng cửa vĩnh viễn việc kinh doanh thịt mèo.
Video: Giải cứu và đóng cửa vĩnh viễn lò mổ thịt mèo với quy mô 300 con mỗi tháng tại Thái Nguyên.
Tiến sĩ Claudia Edward - Quản lý chương trình Động vật đồng hành của HSI tại Mexico và bà Phan Thị Hồng Phúc - Hiệu phó trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên phát biểu ý và chia sẻ kiến thức cho sinh viên tình nguyện về hành vi và tập tính của loài mèo trước khi tiến hành giải cứu.
Bà Phan Thị Hồng Phúc - Hiệu phó trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên cho biết: "Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên rất cảm ơn sự hợp tác của HSI trong việc cử các chuyên gia quốc tế đến trường để đào tạo cho sinh viên Khoa chăn nuôi thú y. Vì đây là hoạt động có giá trị đối với Khoa và trường, mang lại nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý cho các bạn sinh viên cũng như đội ngũ giảng viên. Đồng thời được phối hợp thực hành thông qua các hoạt động giải cứu động vật đồng hành, lan tỏa thông điệp yêu thương vật nuôi tới mọi người."
Tiến sĩ Claudia Edward - Quản lý chương trình Động vật đồng hành của HSI tại Mexico bày tỏ vui mừng và chia sẻ: "Tập tính và hành vi của 2 loài chó và mèo khác nhau. Trong khi loài chó chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận, nhưng với loài mèo, nếu bị căng thẳng và cảm thấy gặp nguy hiểm, chúng rất nhanh và hung dữ. Do đó, công việc giải cứu mèo sẽ phải tuân thủ theo những quy trình phức tạp hơn và đòi hỏi tính khoa học".
Đánh giá về sức khỏe của 20 con mèo trước khi tiến hành giải cứu, Tiến sĩ Claudia Edward - Quản lý chương trình Động vật đồng hành của HSI tại Mexico cho rằng, phần lớn mèo bị nhốt tại cơ sở giết mổ đang rơi vào trạng thái thần kinh bị căng thẳng. Nhưng rất may, sức khỏe của chúng vẫn ổn và có thể cải thiện dần sau khi được giải cứu đến một nơi ở với điều kiện tốt hơn.
Theo quan sát của PV Dân Việt, trong đàn mèo 20 con trước khi tiến hành giải cứu chỉ có 1 con có thể hiện sự năng động và nhanh nhẹn, phần lớn đều tỏ ra căng thẳng, sợ hãi và chậm chạp.
Được biết, việc đóng cửa và giải cứu đàn mèo này là một phần trong chương trình "Mô hình thay đổi – Models for change" của HSI tại Việt Nam, được triển khai lần đầu tiên tại Thái Nguyên, Việt Nam năm 2022 sau khi hoạt động thành công tại Hàn Quốc từ năm 2015. Đến nay, chương trình đã giúp đóng cửa hai lò mổ/ nhà hàng thịt chó và một lò mổ/ nhà hàng thịt mèo tại Thái Nguyên.
Cảm xúc, hành vi và tập tính của mèo bị nhốt tại cơ sở giết mổ sẽ được các chuyên gia của HSI đánh giá chi tiết trước khi tiến hành giải cứu.
Theo ước tính của HSI, có khoảng 1 triệu con mèo bị giết thịt mỗi năm ở Việt Nam, bao gồm cả mèo bị bắt trộm và mèo hoang. Những người buôn bán sử dụng thức ăn làm mồi để dụ mèo vào bẫy lò xo tự chế. Các cuộc thăm dò cho thấy có tới 87% người dân bị đánh cắp thú cưng hoặc có người quen có thú cưng bị đánh cắp. Nạn trộm thú cưng đang trở thành một vấn đề xã hội ngày càng gia tăng ở Việt Nam, với việc ngày càng có nhiều người yêu động vật và nuôi thú cưng cảm thấy thất vọng khi thiếu vắng vai trò của cơ quan thực thi pháp luật trong việc bảo vệ vật nuôi của họ khỏi những tay trộm và buôn bán vô nhân đạo. Bên cạnh nạn trộm cắp thú cưng, các xe tải chở cả mèo sống và thịt mèo bị giết thịt cũng được báo quá đi qua biên giới Trung Quốc. Mèo (và chó) thường xuyên bị vẫn chuyển và buôn bán trên khắp Việt Nam, ngay cả trong khoang hành lý của xe khách suốt quãng đường dài trong 24 giờ mà không có đồ ăn, thức uống, trong không gian ngột ngạt khiến nhiều con chết trên đường đi.
Để tiếp cận và tạo tâm lý thoải mái cho mèo, các chuyên gia HSI sử dụng một loại khăn chuyên dụng và bình xịt giảm căng thẳng cho mèo có giá lên tới hơn 1 triệu đồng/bình.
Một cuộc thăm dò ý kiến gần đây của Nielsen (*) (tháng 9 năm 2023) do HSI thực hiện cho thấy khoảng 21% người dân tiêu thụ thịt mèo, còn lại đa số 71% người dân được hỏi ủng hộ lệnh cấm tiêu thụ và buôn bán thịt mèo. Cho đến nay, lý do hàng đầu khiến người dân không lựa chọn ăn thịt chó, mèo là vì tình yêu thương đối với những loài động vật này, và cảm giác ác cảm cũng như sự tàn ác khi tiêu thụ thịt của những động vật đồng hành.
Bên cạnh đó, đàn mèo cũng được các chuyên gia HSI cho ăn trước khi tiến hành giải cứu.
Ông Phạm Quốc Doanh, 37 tuổi, đã kinh doanh cơ sở giết mổ thịt mèo này được 5 năm, mỗi tháng ông đã giết mổ tới 300 con mèo để chế biến các món ăn từ "tiểu hổ" phục vụ thực khách. Sự hối hận vì đã giết hại động vật, đặc biệt là cả những vật nuôi bị bắt trộm đã thôi thúc ông quyết tâm từ bỏ nghề buôn bán này mãi mãi.
Với nguồn hỗ trợ một lần từ HSI, ông Doanh đang triển khai để mở một cửa hàng tạp hoá. Là một phần của thỏa thuận, ông Doanh đã ký kết và đồng ý chuyển giao 20 con mèo trưởng thành và những con mèo con khác tại lò mổ của mình cho HSI để chúng được giải cứu và chuyển giao cho các gia đình nhận nuôi tại địa phương.
Lực lượng cứu hộ của HSI tại Việt Nam đã đưa những con mèo bị thương rời khỏi cơ sở này chứng kiến hình ảnh ông Doanh trực tiếp dỡ bỏ biển hiệu nhà hàng "thịt mèo", một minh chứng cho việc dứt khoát từ bỏ nghề cũ của ông.
TS.Nguyễn Quang, quản lý chương trình động vật đồng hành của HSI tại Việt Nam cho biết: "Chúng tôi rất vui mừng khi đóng cửa thành công cơ sở kinh doanh thịt mèo đầu tiên tại Việt Nam, và hy vọng rằng sẽ có thêm nhiều hơn nữa những người tiên phong như ông Doanh quay lưng lại với nghề buôn bán tàn ác này. Mặc dù phần lớn người dân Việt Nam không ăn thịt mèo nhưng vẫn có niềm tin cho rằng việc ăn thịt mèo giúp giải đen. Hai mươi con mèo và mèo con này thật may mắn khi thoát khỏi số phận khủng khiếp và sẽ được gửi đến những ngôi nhà mới đầy yêu thương, nhưng chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục sứ mệnh giải cứu động vật đồng hành của mình cho đến khi nhìn thấy lệnh cấm buôn bán thịt mèo được ban hành trên toàn quốc".
Đàn mèo sẽ được các chuyên gia HSI phân loại, kiểm tra sức khỏe và đặt tên.
20 con mèo bao gồm cả mèo trưởng thành và mèo con sắp bị giết mổ tại Thái Nguyên đã được trao cơ hội sống thứ 2 tại môi trường mới với điều kiện cơ sở vật chất tốt hơn.
Để tạo điều kiện sống tốt hơn vào mùa đông và thuận tiện cho người dân đến tham quan, trạm cứu hộ động vật Khoa Chăn nuôi thú y - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã thiết kế riêng đèn sưởi ấm và thức ăn, đồ chơi cho đàn mèo.
Chuyên mục ảnh, ảnh báo chí 24h Dân Việt liên tục cập nhật tin tức tới quý độc giả.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.