Nhiều chính sách hỗ trợ đưa sản phẩm của làng nghề đến tận trời Âu

Trần Đáng Chủ nhật, ngày 30/07/2023 12:25 PM (GMT+7)
Một thời, do đô thị hóa, thiếu thích ứng thị trường… một số làng nghề truyền thống ở TP.HCM mai một. Giờ, một số làng nghề đã ăn nên làm ra nhờ TP.HCM quyết liệt triển khai những chính sách hỗ trợ.
Bình luận 0

Bánh tráng làng nghề truyền thống đã xuất sang trời Âu - Ảnh 1.

Công nhân làm việc tại một cơ sở sản xuất bánh tráng ở làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông. Ảnh: T.Đ

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (Củ Chi) là một trong những làng nghề được TP tích cực hỗ trợ phát triển. Làng nghề này được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (QĐ 655) mở rộng sản xuất, hàng trăm hộ tráng bánh được tập huấn về Luật hợp tác xã (HTX), tham quan các mô hình HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các hội chợ triển lãm…

Nhờ được hỗ trợ kết nối cung cầu, các sản phẩm của làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (Củ Chi) đã xuất khẩu sang châu Âu, Mỹ, Nhật hay sản phẩm làm từ tre của làng nghề đan lát Thái Mỹ (Củ Chi) đã xuất khẩu sang Đài Loan... 

Làng nghề bánh tráng Phú Hòa Đông (Củ Chi) là một trong những làng nghề được TP tích cực hỗ trợ phát triển. Làng nghề này được hỗ trợ vay vốn ưu đãi (QĐ 655) mở rộng sản xuất, hàng trăm hộ tráng bánh được tập huấn về Luật hợp tác xã (HTX), tham quan các mô hình HTX sản xuất kinh doanh hiệu quả, kết nối tiêu thụ sản phẩm tại các hội chợ triển lãm…

Cùng với đó, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) giúp TP phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn đặc trưng của huyện ngoại thành, như khô cá sặt Củ Chi; khô cá dứa, tổ yến, xoài Long Hòa (Cần Giờ)…

Bánh tráng làng nghề truyền thống đã xuất sang trời Âu - Ảnh 3.

Làng nghề làm muối ở huyện Cần Giờ, TP.HCM. Ảnh: T.Đ

Cùng với các chính sách hỗ trợ làng nghề, UBND TP.HCM cũng đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2022 - 2025 trên địa bàn TP, trong đó có ở làng nghề.

Mục tiêu của Kế hoạch nhằm chăm lo cải thiện điều kiện làm việc; phòng ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe người lao động;… ưu tiên các ngành, nghề, công việc có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hợp tác xã và làng nghề.

Một số mục tiêu quan trọng khác của kế hoạch là: Trên 80% các làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về an toàn, vệ sinh lao động. 100% người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ bồi thường, trợ cấp theo quy định của pháp luật…

Hiện, TP.HCM quyết định bảo tồn phát triển các ngành nghề nông thôn, như nghề sản xuất bánh tráng (xã Phú Hòa Đông, huyện Cú Chị), nghề đan đát (xã Thái Mỹ, huyện Củ Chí), ngành sản xuất mành trúc (xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chị), nghề se nhang (xã Lê Minh Xuân, huyện Bình Chánh), nghề sản xuất muối (uyện Cần Giờ), nghề trồng mai vàng (xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh), nghề chế biến khô thủy sản (huyện Cần Giờ). Và các làng nghề truyền thống, như Làng nghề sản xuất bánh tráng xã Phú Hòa Đông (huyện Củ Chỉ), Làng nghề đan đát xã Thái Mỹ (huyện Củ Chỉ), Làng nghề se nhang xã Lê Minh Xuân (huyện Bình Chánh), Làng nghề sản xuất muối xã Lý Nhơn (huyện Cần Giờ) và Làng nghề trồng mai vàng xã Bình Lợi (huyện Bình Chánh, làng nghề mới).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem