Những ngày cuối của vụ thu hoạch nhãn, lúc này một số nông dân trồng nhãn ở xã Hoàng Hoa Thám, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương có dịp ngồi lại nhìn nhận, đánh giá vụ nhãn năm nay. Ai cũng cho rằng nhãn năm nay được mùa và cũng chung nhận định nhãn năm nay mất giá, giá nhãn quá rẻ...
Na Đông Triều (Quảng Ninh) đang vào chính vụ. Năm nay, người trồng na áp dụng phương pháp "rải vụ" để có thể thu hoạch thêm vụ na vào dịp Tết Nguyên Đán, giúp hạn chế tình trạng "được mùa, mất giá".
Bán hàng qua các nền tảng mạng xã hội giờ đây đã trở nên quen thuộc với nhiều nông dân. Đơn cử như một cô gái ở Đà Lạt (Lâm Đồng), bán đủ loại nông sản trên mạng mà mang về doanh thu 1 tỷ đồng.
Từ một vùng biên giới nghèo khó, thiếu kỹ thuật trồng lúa, nhờ tham gia hợp tác xã-HTX Dịch vụ, Thương mại nông nghiệp Cây Trôm (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) cuộc sống của bà con đã khấm khá. Bà con chắc cú có lời ngay cả chưa sạ lúa giống.
Cơn sốt trà mãng cầu đến nay vẫn chưa hạ nhiệt, cho thấy nền tảng số là cách nông sản Việt thu hút người tiêu dùng, thoát cảnh "được mùa, mất giá", "giải cứu".
Không thoát khỏi cảnh được mùa mất giá, hiện giá xoài rơi xuống tận đáy, chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg, có nơi thu mua 1.500 đồng/kg. Nhiều nông dân ở Đồng Nai than ngắn thở dài vì lo mùa xoài thua lỗ.
Đang làm việc tại một phòng thí nghiệm, cô gái trẻ Nguyễn Thị Tường Thảo quyết định về quê nhà ở Đà Lạt (Lâm Đồng) xin vào làm việc cho một hợp tác xã và bắt đầu khởi nghiệp livestream bán các loại rau củ Đà Lạt trên nền tảng mạng xã hội.
Nhờ liên kết với doanh nghiệp trong sản xuất ngô giống (bắp), nhiều nông dân ở Ninh Thuận không còn phải lo lắng với điệp khúc “được mùa mất giá”. Sản phẩm ngô được doanh nghiệp thu mua giá cao, ổn định nên mang lại hiệu quả kinh tế, thu nhập cao cho nông dân.