Giá trà hoa vàng
-
Dưới tán 4.000 cây trà hoa vàng, anh Triệu (xã Thanh Sơn, huyện Ba Chẽ, (tỉnh Quảng Ninh) nuôi gà thả vườn. Anh đã dày công tìm hiểu kỹ thuật nuôi gà, thả đàn gà tự nhiên trên đồi, chủ động phòng chống dịch bệnh. Mỗi năm gia đình anh duy trì chăn nuôi 3 lứa gà với 1.000 con, đem lại thu nhập 100-200 triệu đồng/năm.
-
Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, nhiều người dân trên địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn đầu tư trồng cây dược liệu, trong đó có cây trà hoa vàng. Ông Triệu Minh Phúc, thôn Nhân Lý, xã Tam Quan, huyện Tam Đảo trồng trà hoa vàng, mỗi năm thu hàng trăm triệu đồng...
-
Đến thôn Na Lang, xã vùng cao Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) khi nhắc đến đảng viên Đặng Văn Hương, dân tộc Dao thì ai cũng biết và gọi anh với cái tên trìu mến “Hương Trà hoa vàng”. Bởi anh là người đầu tiên di thực thành công cây trà hoa vàng từ rừng về trồng xen canh trong vườn vải thiều cho nguồn thu nhập cao.
-
Khó ai có thể tin được, một phụ nữ Thủ đô chưa từng chân lấm tay bùn lại quyết định từ bỏ công việc “thời thượng” đang “hái ra tiền” và cuộc sống nhàn hạ để vào miền đất Tây Nguyên theo đuổi đam mê sưu tầm và bảo tồn các giống trà hoa vàng quý hiếm.
-
Những năm gần đây, người dân xã Lợi Bác, huyện Lộc Bình (tỉnh Lạng Sơn) đã đưa cây trà hoa vàng vào trồng thử nghiệm. Đến nay, mô hình bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao, từ đó, mở ra hướng phát triển kinh tế mới cho người dân trên địa bàn.
-
Vĩnh Phúc: Trồng thứ cây tên nghe bình dân nhưng hái hoa bán đắt như vàng, lãi 600-700 triệu mỗi năm
Đến Tổ dân phố Đồng Hội, thị trấn Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc hỏi đảng viên Lưu Thị Tám, sinh năm 1976, người dân tộc Sán Dìu thì ai cũng biết chị là một trong những người đầu tiên đưa cây Trà hoa vàng từ núi rừng về trồng thử nghiệm thành công tại vườn nhà, mang lại nguồn thu nhập cao. -
Thay vì để đất trống, đồi trọc hoặc trồng những loại cây cho hiệu quả kinh tế thấp, những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mở rộng diện tích trồng cây dược liệu. Trong đó đem lại nhiều tiền nhất cho nông dân là trồng trà hoa vàng và cây ba kích.
-
Khai thác lợi thế về đất đai, khí hậu, thổ nhưỡng, những năm gần đây, nhiều nông dân trên địa bàn huyện Tam Đảo (tỉnh Vĩnh Phúc) đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng cây lương thực, cây ăn quả kém hiệu quả sang trồng cây dược liệu, trong đó có trồng cây trà hoa vàng.
-
6 năm trời, ông tỷ phú nông dân Đàm Văn Cường (huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Nình) âm thầm lên rừng tìm từng cây trà hoa vàng mọc dại mang về vườn chăm bón và nhân giống. Đến hôm nay, vườn trà 2,5ha trồng cây trà hoa vàng đang cho ông Cường thu “vàng ròng”.
-
Trong những chuyến lặn lội vào rừng khai thác sản vật, anh Đặng Văn Hương (SN 1976) ở thôn Na Lang, xã Phong Minh, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã dành bao tâm sức đưa cây trà hoa vàng về trồng trên đất vườn đồi. Đến nay, loài thực vật hoang dã ví như báu vật rừng xanh này đã phát triển xanh tốt, cho những lứa hoa phủ sắc vàng rực rỡ ở vùng đất dưới chân núi Vạn Cung quê anh.