Giặc phương Bắc
-
Đánh đuổi xong giặc phương Bắc, chấm dứt 1.000 năm Bắc thuộc nhưng không xưng đế, vị tướng Việt tài giỏi vẫn có được chính quyền riêng, đặt nền móng vững chắc cho sự độc lập lâu bền của nước ta.
-
Thánh Tam Giang là danh xưng gọi chung của năm anh em họ Trương là: Trương Hống, Trương Hát, Trương Lừng, Trương Lẫy và Trương Đạm Nương. Tuy nhiên, trong các bản thần tích lưu giữ tại một số di tích trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, Thánh Tam Giang chủ yếu gắn với công trạng của Trương Hống và Trương Hát...
-
Trong lịch sử Việt Nam, Lý Thường Kiệt nổi bật với việc đánh phá 3 châu Khâm, Ung, Liêm nước Tống (1075 - 1076), rồi đánh bại cuộc xâm lược Đại Việt của quân Tống do Quách Quỳ, Triệu Tiết chỉ huy ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (nay thuộc địa bàn huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh).
-
Quần thể di tích danh thắng đền Sinh, đền Hóa (thôn An Mô, xã Lê Lợi, TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương) là danh lam từ ngàn xưa gắn liền với huyền sử, huyền thoại về sự sinh hóa của Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên. Vị Thánh này nhiều lần hiển linh hộ quốc an dân khi gặp tai địch họa.
-
Triền ngọn núi kỳ lạ có hình mặt quỷ nằm ở thôn Quán Thanh (xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn). Chính vì vậy mà trước đây nơi này có tên gọi là Quỷ Môn quan, tức là cửa mặt quỷ.
-
Sự sụp đổ của triều đại nhà Hồ mà trung tâm là Hồ Quý Ly ngoài việc không được lòng dân còn có một lý do khác, đó là sai lầm nghiêm trọng về chiến lược quân sự, coi thường kế sách của một vị tướng người gốc Chiêm Thành...
-
Dòng sông Sa Lung ấy được vị thượng thư Lương Quy Chính người Thái Bình chỉ huy đào khi tuổi đã ngoài 70, cáo quan về quê nhưng ông không an phận tuổi già.
-
Sử sách ghi chép, Lý Thường Kiệt (1019-1105), tên thật là Ngô Tuấn, người phường Thái Hòa, thành Thăng Long (Thủ đô Hà Nội ngày nay). Từ nhỏ, ông đã có chí hướng, ham đọc sách, say sưa nghiên cứu binh thư, luyện tập võ nghệ. Lý Thường Kiệt tinh thông cả văn lẫn võ. Sự nghiệp của ông bắt đầu bằng chức “Kỵ mã hiệu uý"...
-
Quan Tuần Tranh trong thời gian ở Lạng Sơn chỉ huy quân đánh giặc không may bị thua, quân lính thiệt mạng rất nhiều, bản thân ông lại bị vu cáo là phạm tội dâm ô. Chính vì nỗi oan khuất này, ông đã nhảy xuống bến sông Kỳ Cùng tự tử.
-
Quần thể di tích hang chùa Mộ ở phường Tân Dân (thị xã Kinh Môn tỉnh Hải Dương) bao gồm hệ thống hang động, nằm gọn trong dãy núi đá vôi được bao phủ bởi thảm cây xanh đã tạo nên cảnh quan đặc biệt.